Cần hành động để bảo vệ môi trường làng nghề

Thứ sáu, 06/12/2013 15:52

(ĐCSVN) - Đất nước bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá là cơ hội cho các ngành nghề thủ công truyền thống khôi phục và phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vấn đề ô nhiễm tại các làng nghề đang buộc chúng ta phải hành động để cứu lấy môi trường sống cho hàng vạn người dân.

Theo thống kê của Hiệp hội làng nghề Việt Nam, trong số 3.200 làng nghề, cả nước hiện có hơn 1.300 làng nghề được công nhận. Kết quả khảo sát tại 52 làng nghề điển hình trong cả nước cho thấy, có đến 46% số làng nghề có môi trường (không khí, nước, đất hoặc cả ba dạng trên) bị ô nhiễm nặng và có 27% ô nhiễm vừa. Theo Cục Kiểm soát ô nhiễm (Tổng cục Môi trường) kết quả quan trắc môi trường không khí mới đây tại 46 làng nghề thuộc các lĩnh vực dệt nhuộm, sản xuất hàng mỹ nghệ, chế biến lương thực - thực phẩm, luyện kim - cơ khí cho thấy 45/46 làng nghề (chiếm 97,8%) có chỉ tiêu quan trắc chất lượng không khí vượt quy chuẩn cho phép từ 1,1 - 4,3 lần, ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe người dân.

Nghề làm hương ở Cao Thôn (xã Bảo Khê, Hưng Yên) đã có từ rất lâu, giúp cải thiện đáng kể đời sống cho người dân. Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm tại các hộ sản xuất, kinh doanh hầu như không có bước cải thiện đáng ghi nhận nào.

Không khó để gặp cảnh người làm hương dầm mình trong màn bụi bay mù mịt tại đây.

Với "thiết bị bảo hộ lao động" như thế này...

...không ai dám chắc rằng sức khoẻ người lao động được đảm bảo.

Với công nghệ lạc hậu, các làng nghề còn là tác nhân góp phần làm cạn kiệt môi trường, tài nguyên. (Trong ảnh là bãi củi để nung sản phẩm tại làng gốm Phù Lãng, Quế Võ, Bắc Ninh).

Tại đây, hằng ngày, một lượng củi rất lớn được đốt cháy, thải ra khói bụi với nhiều hợp chất độc hại cho sức khoẻ con người.

Ngoài khói bụi, chất thải rắn trong quá trình sản xuất không được quy hoạch xử lý đang xâm lấn môi trường sống của người dân các làng nghề.

Những cơ sở sản xuất tại Làng điêu khắc đá Long Châu Miếu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội nằm giữa khu dân cư là tác nhân tiềm ẩn gây ra những bệnh nghề nghiệp như: bụi phổi, nấm phổi...

 Thế nhưng, việc di dời những cơ sở sản xuất gây ô nhiễm này ra xa khu dân cư dường như là việc quá sức đối với chính quyền cơ sở và người dân.

 Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt. Tuy nhiên, để Đề án thực sự đi vào cuộc sống cần nhiều hơn nữa những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống cho người dân.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực