Cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế

Thứ năm, 29/08/2019 10:40
(ĐCSVN) - Hơn 100 tài liệu, hình ảnh giá trị lựa chọn từ nhiều nguồn và quốc gia, trong những giai đoạn lịch sử khác nhau về Bác được giới thiệu tại Triển lãm "Hồ Chí Minh: Cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế".

Sáng 28/8, tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch đã khai mạc Triển lãm "Hồ Chí Minh: Cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ Việt Nam và quốc tế”. Sự kiện do Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước (Bộ Nội vụ), Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng ba cơ quan Lưu trữ Liên bang Nga, Cộng hòa Pháp và Hoa Kỳ phối hợp tổ chức.

Hơn 100 tài liệu, hình ảnh về Người được giới thiệu theo 3 chủ đề: Phần I - Quê hương, gia đình và thời thơ ấu; Phần II - Người thanh niên yêu nước, người chiến sĩ cách mạng, vị lãnh tụ thiên tài; Phần III - Bản Di chúc thiêng liêng - Sự kết tinh tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Qua đó, giúp công chúng hiểu rõ hơn những tư tưởng và cống hiến của Người vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, sự nghiệp hòa bình, tình hữu nghị và phát triển vì tiến bộ của Việt Nam và thế giới.

 

Lễ cắt băng khai mạc Triển lãm.


Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân (giữa) tham quan Triển lãm.


Mỗi tài liệu, hiện vật chứa đựng nội dung lịch sử khác nhau là những minh chứng thuyết phục về chiều sâu tư tưởng, phong cách, đạo đức, lối sống cao đẹp của Bác Hồ.


Nhiều hình ảnh, tư liệu quý được giới thiệu trong Triển lãm như: Chánh cương vắn tắt,
sách lược vắn tắt của Nguyễn Ái Quốc năm 1930 (tài liệu phía trái ảnh).


Thư số 139 ngày 25/11/1932 của Saulange Teissler, Lãnh sự Pháp tại Hồng Kông gửi
Toàn quyền Đông Dương về Nguyễn Ái Quốc; Phiếu nghiên cứu sinh năm thứ nhất của Lin (Nguyễn Ái Quốc) tại Khoa Sử Viện nghiên cứu các vấn đề dân tộc và thuộc địa với kết quả kiểm tra trong học kỳ 1, 2 môn Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Lịch sử cổ đại, Lịch sử trung đại, Lịch sử cận đại.


Thẻ để lập hồ sơ cá nhân sinh viên Lin (Nguyễn Ái Quốc) được viết tại Hội đồng xét tuyển Trường Quốc tế Lê-nin sau khi nhận hồ sơ ông Lin (tài liệu trái ảnh).


Thông tin tình báo về Nguyễn Tất Thành của Sở Mật thám Đông Dương; tin tình báo về một số hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tại Paris, Pháp từ ngày 19-23/11/1920.


Lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 19/12/1946; Chủ tịch Hồ Chí Minh nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo kế hoạch phá tan âm mưu của Pháp tấn công Việt Bắc trong chiến dịch Thu Đông năm 1947.


Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm Hợp tác xã nông nghiệp ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, tháng 7/1957 (ảnh trên bên trái).


Nghị quyết số 189-CP ngày 26/9/1969 của Hội đồng Chính phủ về việc mở đợt sinh hoạt chính trị toàn Đảng, toàn dân, toàn quân học tập và làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Triển lãm thu hút sự quan tâm của khách tham quan trong nước và quốc tế.


Hình ảnh nhân dân thương tiếc khi Người đi xa được giới thiệu tại Triển lãm.

 

Ông Nguyễn Văn Công – Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch cho biết: Cuộc đời hoạt động cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh diễn ra trên một phạm vi rộng lớn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Những tài liệu, hiện vật, phim ảnh... liên quan đến những năm tháng Người sống và hoạt động ở nước ngoài còn đang nằm ở nhiều nước. Vì vậy, triển lãm “Hồ Chí Minh: cuộc đời và sự nghiệp từ tài liệu lưu trữ của Việt Nam và thế giới” là một hoạt động hết sức thiết thực và có ý nghĩa nhằm nghiên cứu, tìm hiểu, lưu giữ và lan tỏa di sản Hồ Chí Minh, góp phần xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và tôn vinh những di sản vĩ đại của Người. Triển lãm càng có ý nghĩa hơn khi được tổ chức tại Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, nơi Người đã sống và làm việc trong suốt 15 năm cuối đời (1954 - 1969), cũng là nơi Người đã vĩnh biệt đồng bào, đồng chí và bạn bè quốc tế.

Thế Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực