Đám cưới người Raglai

Thứ ba, 22/05/2018 14:32
(ĐCSVN) – Đám cưới người Raglai phản ánh vai trò quan trọng của người phụ nữ trong chế độ mẫu hệ và thể hiện một sinh hoạt văn hóa đặc trưng của người Raglai trên vùng đất Ninh Thuận.

Trong cuộc đời mỗi người dân tộc Raglai, đám cưới là một sự kiện quan trọng, hôn nhân của họ mang những đặc điểm xã hội mẫu hệ như con gái đi bắt chồng, chàng rể cư trú nhà vợ, con cái sinh ra theo họ mẹ...Tuy vậy, hôn nhân của người Raglai được hình thành trên cơ sở tình yêu, sự tự nguyện, có sự chấp thuận của cha mẹ, họ tộc. Hiện nay, người Raglai vẫn tuân thủ nguyên tắc ngoại hôn dòng họ và chế độ một vợ một chồng.

Trước khi diễn ra đám cưới chính thức, họ có phong tục “ngủ thảo” để tìm hiểu nhau. Trong thời gian này, nếu đôi trai gái thấy thực sự yêu nhau sẽ xin hai bên gia đình cho phép tổ chức đám cưới. Nếu không ưng thuận thì chia tay nhau êm đẹp, không oán giận hay ghét bỏ nhau. Khi hai gia đình đã đồng ý cho đôi bạn trẻ làm đám cưới thì nhà trai tìm ông mai, bà mối. Họ là những người đứng tuổi, am hiểu luật tục, có khả năng giao tiếp sang nhà gái để tiến hành lễ hỏi và thực hiện các nghi thức hôn nhân truyền thống.


Đám cưới người Raglai có các nghi thức chính như: Đính ước, ăn hỏi, lễ cưới.
Trong đám cưới nhà gái giữ vai trò chủ động.


Trong lễ dạm hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái, thường là một xấp lá trầu xanh, một chùm cau tơ.
Nếu ưng thuận, nhà gái sẽ làm “lễ nhận hỏi”.


Sau lễ hỏi, đôi trai gái người Raglai có thể "ngủ thảo" trong thời gian không hạn định -
một nghi thức có ý nghĩa giúp đôi bạn trẻ nuôi dưỡng tình yêu bền chặt. 


Sau khi đủ điều kiện để tổ chức, nhà gái sẽ sang nhà trai làm lễ “trao đồ”.
Hai gia đình chính thức bàn chuyện tổ chức đám cưới cho đôi bạn trẻ.


Đám cưới tại nhà trai.


Khi thực hiện nghi thức cưới ở nhà trai xong, sang ngày thứ hai nhà trai xuất phát tới nhà gái từ sáng sớm.


Khi về nhà gái, tùy điều kiện kinh tế từng gia đình mà họ mang theo lễ vật nhiều hay ít. Thông thường lễ vật trong đám cưới gồm: Quần áo, vòng cổ, vòng tay, gùi đi nương, bát ăn cơm, rựa, nỏ hay các vật dụng sinh hoạt hàng ngày.


Trong lễ cưới tại nhà gái, mâm cúng tổ tiên của cô dâu, chú rể phải có gà luộc nguyên con, hai bát cơm với ý nghĩa tổ tiên sẽ phù hộ cho đôi vợ chồng trẻ thuận hòa, làm ăn nhiều may mắn.


Người Raglai kiêng kỵ việc "ăn cơm trước kẻng". Trong trường hợp đó, để phạt đôi trai gái, theo luật tục họ phải làm lễ tẩy rửa mọi ô uế, gội sạch dơ bẩn để cầu xin thần linh, tổ tiên ông bà không trừng phạt.


Tái hiện nghi thức trong “lễ tẩy rửa” của người Raglai.


Sau các nghi thức truyền thống, mọi người cùng nhảy múa chúc phúc đôi vợ chồng trẻ.

Thế Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực