Dấu xưa Lam Kinh

Chủ nhật, 19/05/2019 09:38
(ĐCSVN) - Trải dài trên diện tích gần 140 ha, Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh (huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) không chỉ lưu giữ nguyên vẹn những công trình của triều đại Nhà Hậu Lê (1483 – 1815), mà còn cả những huyền sử về một triều đại phong kiến hưng thịnh bậc nhất lịch sử Việt Nam.

Sau 10 năm (1418-1428) kháng chiến trường kỳ đánh đuổi giặc Minh ra khỏi bờ cõi, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế ở Thăng Long - Hà Nội lấy niên hiệu là Thuận Thiên, đặt tên nước là Đại Việt, mở ra một thời kỳ độc lập tự chủ thịnh trị cho đất nước kéo dài gần 360 năm. Để tỏ lòng tôn kính với tổ tiên, nhà Lê xây dựng một quần thể lăng tẩm quy mô lớn ở đất Lam Sơn. Để thờ cúng tổ tiên, nơi an nghỉ của các nhà vua, Thái hoàng, Thái hậu, nơi cử hành những  nghi lễ, nơi khi vua lễ bái yết sơn lăng. Lam Sơn được coi là “kinh đô thứ hai” của nước Đại Việt  sau Thăng Long Đông Đô - Hà Nội.

Theo các tài liệu lịch sử, Thành Lam Kinh có thiết kế kiến trúc, phía Bắc dựa vào núi Dầu, mặt Nam nhìn ra sông Chu, bên trái là rừng Phú Lâm, bên phải là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu hoàng thành, cung điện và thái miếu ở Lam Kinh được bố trí theo trục Nam - Bắc, xây dựng trên đồi gò, có hình chữ Vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, ngang 254 m, tường thành phía Bắc dày 1 m, hình cánh cung có bán kính 164 m.

Di tích lịch sử Lam Kinh xếp hạng cấp quốc gia năm 1962. Năm 2013, Khu di tích được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt, khu di tích mang nhiều ý nghĩa thiêng liêng với nhân dân Thanh Hoá mà còn góp phần giữ gìn những giá trị lịch sử, văn hóa của cả dân tộc Việt Nam.

Khu di tích lịch sử Lam Kinh nơi người danh hùng dân tộc Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược.


Dòng sông Ngọc trong Khu di tích.


Bắc qua sông Ngọc là cây cầu Liên Loan Kiều có hình cánh cung, cầu còn có tên khác là cầu Bạch.


Qua cầu 50 m đến một giếng cổ nước trong xanh quanh năm không cạn.

Để vào khu Chính điện, phải đi quan Ngọ môn có 3 gian, gian giữa rộng 4,6 m, gian bên rộng 3,5 m.


Du khách tham quan Khu di tích Lam Kinh.


Khu di tích Lam Kinh hiện còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử, văn hóa, các bia đá cổ, rồng đá và nhiều hiện vật quý giá.


 Bia Vĩnh Lăng tại Lam Kinh do Nguyễn Trãi phụng thảo ghi lại thân thế, sự nghiệp của Thái tổ Cao Hoàng đế Lê Lợi không những có giá trị tài liệu lịch sử gốc, mà còn là tài liệu quý cho các nhà khoa học khi nghiên cứu về nghệ thuật trang trí, điêu khắc thời Lê. Văn bia còn ghi chép về đường lối đấu tranh khéo léo tài tình của nghĩa quân Lam Sơn trong suốt 10 năm trường kỳ kháng chiến gian khổ đánh đuổi giặc Minh.


Bia Khôn Nguyên Trí Đức.


Nhiều hiện vật tại Khu di tích Lam Kinh có niên đại hàng trăm năm vẫn lưu giữ được nguyên bản.


Một số cổ vật lưu giữ tại nhà trưng bày ở Lam Kinh.

 

Chân táng nhà bia Vĩnh Lăng.

Đầu rồng cổ.


Gạch trang trí hình hoa hướng dương.


Gạch hình lá đề thế kỷ XV-XVI, phát hiện tại chánh điện khu di tích Lam Kinh, năm 2000.


Gạch vồ khắc văn tự tại Nhà trưng bày.


Không chỉ có giá trị về lịch sử - văn hóa, Lam Kinh còn thu hút du khách bởi cảnh quan sinh thái độc đáo và hấp dẫn. Với một quần thể rộng lớn hàng trăm ha, bao gồm đồi núi, sông hồ, khe suối, những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, khu rừng cấm với đầy đủ các loài cây quý thu hút chim muông về sinh sống càng khiến cho thành cổ Lam Kinh vừa có sự cổ kính, uy nghiêm vừa thơ mộng và lôi cuốn đối với du khách.

.
T Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực