Độc đáo trang phục các dân tộc vùng Tây Bắc

Thứ năm, 26/09/2019 10:22
(ĐCSVN) - Trong không gian văn hóa Tây Bắc, trang phục truyền thống là một biểu trưng văn hóa phản ánh sinh động phong tục, tập quán, vẻ đẹp và bản sắc của mỗi dân tộc anh em trên vùng đất địa đầu Tổ quốc.


Văn hóa các dân tộc thiểu số làm nên sự phong phú, đa dạng và nét độc đáo, đặc sắc của văn hóa Việt Nam, trong đó, vùng Tây Bắc là cái nôi văn hóa của đồng bào các dân tộc Mông, Thái, Mường…

Mỗi dân tộc ở Tây Bắc đều có trang phục riêng, qua đó có thể nhận biết tộc người, nơi cư trú, tập quán, đời sống văn hóa của họ.


Trang phục truyền thống dân tộc Thái, tỉnh Yên Bái góp phần tạo nên vẻ đẹp văn hóa của những màn Xòe - Biểu tượng của tình đoàn kết các dân tộc vùng Tây Bắc.


Trải qua nhiều thế hệ sinh sống nơi núi rừng Lai Châu, người Lự vẫn giữ gìn được những nét văn hóa riêng, trong đó có trang phục truyền thống của người phụ nữ.


Giản dị trang phục dân tộc Tày.


Trang phục truyền thống của người Giáy.


Lễ đón dâu trong phong tục cưới hỏi của người Giáy, tỉnh Lào Cai.


Trang phục dân tộc Sán Chay (Thái Nguyên).


Người H’Mông (tỉnh Điện Biên) sử dụng bốn màu chủ đạo xanh, đỏ, tím, vàng để tạo nên các hoa văn, họa tiết độc đáo trên trang phục truyền thống.


Kỹ thuật thêu hoa văn trên trang phục thể hiện sự khéo léo, tinh tế của người phụ nữ, tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của người H’Mông Tây Bắc.


Trang phục góp phần tạo nên vẻ đẹp văn hóa, thể hiện những giá trị truyền thống, góp phần tạo nên bức tranh văn hóa đa sắc màu của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam.

Thế Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực