Rộn ràng Lễ hội Quán Thế Âm- Ngũ Hành Sơn 2018

Thứ năm, 05/04/2018 10:14
(ĐCSVN) - Lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn (TP.Đà Nẵng) là hoạt động tín ngưỡng, văn hóa dân gian mang đậm sắc thái Phật giáo. Lễ hội diễn ra từ 17 - 19/2 âm lịch hàng năm tại khu vực danh thắng Ngũ Hành Sơn (quận Ngũ Hành Sơn), TP.Đà Nẵng.

Đến với lễ hội năm nay, đông đảo các giáo hữu, tín đồ Phật giáo và các tầng lớp nhân dân, du khách từ nhiều nơi đổ về để tham gia và chứng kiến nhiều hoạt động văn hóa, tâm linh đặc sắc; tạo khí thế lễ hội sôi nổi và ấn tượng tại mảnh đất Ngũ Hành Sơn trước sông, sau biển, núi kề một bên” với khí thiêng hun đúc cả ngàn năm thiên nhiên đã ban tặng cho người dân nơi đây.

Khởi nguyên từ một lễ vía Đức Quán Thế Âm Bồ Tát thuần túy tôn giáo
của đồng bào theo đạo Phật vào ngày 19/2 âm lịch hàng năm, đến năm 2000,
lễ hội Quán Thế Âm - Ngũ Hành Sơn đã được xếp vào danh mục 15 lễ hội lớn của cả nước. 


Đến Lễ hội Quán Thế Âm, con người như được hành hương về nguồn cội, hướng đến cuộc sống thanh bình và an lạc. 


Lễ hội cũng là dịp để mọi người, mọi giới cùng hướng lòng tôn kính
về tiền nhân và ước nguyện “quốc thái dân an”, khơi dậy lòng từ bi, hỷ, xả,
để cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn.


Theo Ban tổ chức, Lễ hội là dịp hưởng thụ văn hóa của nhân dân, đồng thời còn là cơ hội để du khách trong nước
và quốc tế trải nghiệm, tìm hiểu những giá trị tinh thần mang đậm tính lịch sử - văn hóa Phật giáo. 


Tại Lễ hội lần này, ngài Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam đã đến dự và tham gia nhiều hoạt động,
thể hiện sự quan tâm, góp phần xây dựng mối đoàn kết, hữu nghị giữa Việt Nam và Ấn Độ


Năm nay, Lễ hội còn vinh dự đón nhận 2 kỷ lục Việt Nam là kỷ lục Bảo tàng Văn hóa Phật giáo đầu tiên
tại Việt Nam (bảo tàng hiện nằm trong quần thể chùa Quán Thế Âm rộng hơn
7.000m2) và lá cờ Phật giáo (đại kỳ) lớn nhất Việt Nam cho chùa Quán Thế Âm


Đặc biệt, cũng tại Lễ hội, các Nghi Lễ mang đậm màu sắc Phật giáo với bầu không khí trang nghiêm.


Khi đến với Lễ hội, mọi người cũng cùng hướng đến
một tinh thần, sự kết tinh, hòa quyện giữa Dân tộc và Đạo pháp... 


... và cả những giá trị văn hóa lịch sử địa phương được chuyển tải đến với du khách 


Bởi những đặc sắc ấy mà theo nhận xét của nhiều người, đến với không gian và các hoạt động của lễ hội này,

lòng người được giao cảm với đất trời, hòa mình vào thiên nhiên phóng khoáng của mảnh đất

non nước hữu tình, từ đó như yêu thêm văn hóa và con người xứ Quảng thân thương...

Đình Tăng

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực