Trưng bày gần 300 báu vật tiêu biểu của khảo cổ Việt Nam

Thứ sáu, 13/04/2018 19:15
(ĐCSVN) - Gần 300 hiện vật khảo cổ niên đại thời Tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17-18) của chuyên đề “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia (Hà Nội). Đây là cơ hội giúp công chúng tìm hiểu về đất nước, lịch sử, văn hóa người Việt qua các giai đoạn lịch sử.


Ngày 12/4/2018, lễ khai mạc trưng bày chuyên đề
“Báu vật khảo cổ học Việt Nam” diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội).


Hoạt động do các Bảo tàng: Lịch sử Quốc gia, Bình Dương, Đồng Tháp,
Lâm Đồng, Phú Thọ, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội,
Ban Quản lý di tích và Du lịch Mỹ Sơn, Viện Goethe Hà Nội và
3 Bảo tàng Quốc gia Đức là: Herne, Chemnitz, Reiss-Engelhorn  phối hợp tổ chức.


Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch Đặng Thị Bích Liên
cùng Đại sứ Phạm Sanh Châu đến dự, cắt băng khánh thành và tham quan các báu vật khảo cổ học.


Gần 300 báu vật khảo cổ học phản ánh nhiều giá trị lịch sử, văn hóa người Việt.
Trong ảnh: Một số mũi tên đồng trong số hàng vạn mũi tên đã khai quật
được tại Cổ Loa (Đông Anh - Hà Nội), cho thấy cốt lõi lịch sử về Cổ Loa - mảnh đất
được An Dương Vương định đô, xây thành.

Quan tài được làm bằng cây gỗ bổ đôi - hiện vật trong số 8 ngôi mộ phát hiện ở
Châu Can (Phú Xuyên, Hà Nội), minh chứng về cư dân
thời kỳ văn hoá Đông Sơn (cách đây 2.300 năm).


Bộ đàn đá, cách ngày nay khoảng 3.000 năm, phát hiện tại xã Liên Đầm (Di Linh, Lâm Đồng), năm 2008.


Tượng thần Visnu, văn hóa Óc Eo hình thành trên cơ tầng bản địa
thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 sau Công nguyên ở vùng đồng bằng Nam Bộ,
dấu ấn của nền văn hóa cổ vùng đất phía Nam Tổ quốc.


Trưng bày giới thiệu các hiện vật văn hoá Chăm Pa như đầu tượng thần Shiva (Thế kỷ 9).
Theo quan niệm người Chăm, thần Shiva là thần huỷ diệt và sáng tạo,
thể hiện quy luật tạo hoá, huỷ diệt những điều xấu xa để tái tạo những cái mới, tốt đẹp hơn.


Linga chất liệu đá, văn hóa Chăm, thế kỷ 8-9, phát hiện tại Mỹ Sơn, Quảng Nam.

Tượng Gajasimha, đất nung, thế kỷ 12, phát hiện tại Mỹ Sơn, Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.


Trưng bày “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” giới thiệu nhiều hiện vật gốm
khai quật từ tàu cổ đắm ở Cù Lao Chàm (Hội An). Đây là dòng gốm men hoa lam,
men nâu, men vàng kim thời Lê sơ, thế kỷ XV.


Đầu phượng đất nung - vật trang trí kiến trúc gắn trên đầu nóc mái
cung điện thời Lý - Trần, phát hiện khảo cổ tại Hoàng thành Thăng Long.

Gần 300 báu vật khảo cổ trưng bày đã thu hút nhiều du khách tới tham quan. 
Dự kiến, trưng bày “Báu vật khảo cổ học Việt Nam” sẽ kéo dài đến hết tháng 7/2018.

Thế Dương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực