Vai trò Hội, đoàn thể trong vận động nông dân sản xuất nông sản sạch

Thứ tư, 03/01/2018 16:26
Để hướng đến nền nông sản sạch, không chỉ có vai trò của ngành quản lý mà cần lắm sự nhập cuộc của các ban ngành, đoàn thể trong công tác vận động nâng cao ý thức người dân để có nông sản sạch.
Mô hình trồng rau sạch ở huyện Hồng Dân. 

Thực tế cho thấy, tình trạng sử dụng hóa chất trong nông sản ngày càng trở nên phổ biến. Từ việc phun xịt thuốc để phòng trừ sâu bệnh gây hại, đến kích thích tăng trưởng, hay sử dụng hóa chất để tăng “tuổi thọ” cho nông sản… Một hộ dân ở huyện Hồng Dân “bật mí”, gia đình anh có đến vài chục công đất trồng lúa, trong đó có 2 công đất trồng riêng cho gia đình. Tương tự là hoa màu, trái cây đều qua xử lý thuốc; tôm thì bơm chích tạp chất, còn heo thì bơm nước… Điều này cho thấy, trong quá trình sản xuất, chăn nuôi, do lạm dụng phân, thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất không rõ nguồn gốc nên ngay cả bản thân người sản xuất còn chẳng dám sử dụng sản phẩm do chính mình làm ra!

Vấn đề cơ bản là ý thức của người nông dân trong sản xuất chưa cao, trong khi đó các tổ chức đoàn thể chưa quyết liệt vào cuộc trong việc vận động người thân, hội viên “nói không” với việc lạm dụng, sử dụng hóa chất không rõ nguồn gốc…

Trong cuộc họp tổng kết cụm thi đua Ủy ban MTTQ Việt Nam giữa các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu năm 2016, có đại biểu cho rằng: Hội, đoàn thể cần đóng vai trò tích cực hơn trong việc nâng cao ý thức của hội viên trong sản xuất nông sản sạch và bản thân mỗi cán bộ đoàn thể, hội viên trước hết phải nêu gương. Song song đó, cần có hình thức tổ chức tuyên truyền sâu rộng, các cơ sở Hội, đoàn thể cần gắn vận động vào nhiệm vụ của từng đơn vị cơ sở, có những hình thức khuyến khích phối hợp với ngành chức năng hỗ trợ, giúp đỡ những nông hộ, hoặc liên kết thành lập các HTX, tổ hợp tác rau sạch…

PV
Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực