Sáng mãi Cách mạng Tháng Mười Nga

Thứ năm, 14/12/2017 09:41

(ĐCSVN) - Thực hiện Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương về công tác tuyên truyền và tổ chức đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2017), bắt đầu từ 8h, ngày 3/11, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự Bộ Quốc phòng tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Sáng mãi Cách mạng Tháng Mười Nga”.

Buổi tọa đàm nhằm góp phần làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhận thức sâu sắc ý nghĩa to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga trong lịch sử nhân loại, qua đó giáo dục ý thức, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và điều hành của Nhà nước, tạo ra động lực mới trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.

Qua đó đề cao ý thức cảnh giác, tiếp tục vận dụng giá trị Cách mạng Tháng Mười Nga trong việc bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng và bảo vệ chủ quyền trong tình hình mới.

Nội dung Tọa đàm tập trung làm rõ một số vấn đề cơ bản sau:

1. Cách mạng Tháng Mười Nga: Giá trị lịch sử - ý  nghĩa thời đại

2. Triển vọng của chủ nghĩa xã hội hiện thực, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

3. Cách mạng Tháng Mười Nga với cách mạng Việt Nam

4. Vận dụng tư tưởng của Lê-nin và giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, chống quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước  ta hiện nay.

5. Công tác tư tưởng với việc tuyên truyền, giáo dục giá trị, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiện nay…

Tham gia chỉ đạo và trả lời trực tuyến có các đồng chí:

1. PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, cố vấn Chương trình tọa đàm

2. PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cố vấn Chương trình tọa đàm

3. TS Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức tọa đàm

4. Thiếu tướng PGS.TS Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, đồng Trưởng ban Tổ chức tọa đàm

5. Đại tá, PGS.TS Bùi Quang Cường, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự

Và một số nhà khoa học, diễn giả: Đại tá, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng; Đại tá, PGS.TS Nguyễn Đức Độ; Đại tá, PGS.TS Phạm Xuân Mát; Đại tá, PGS.TS Trần Đăng Bộ; Đại tá,TS Đặng Văn Sánh.

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho các vị khách mời của Chương trình về địa chỉ email: toadamtructuyen@cpv.org.vn

Ban Tổ chức


Tiến sĩ Nguyễn Văn Minh

Kính thưa: PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, cố vấn Chương trình tọa đàm

PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cố vấn Chương trình tọa đàm

TS Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng ban Tổ chức tọa đàm

Thiếu tướng PGS.TS Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, đồng Trưởng ban Tổ chức tọa đàm

- Thưa các đồng chí!

Trong những ngày này, cả nhân loại yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới đang khí thế, tưng bừng hướng tới kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại với lòng tự hào, niềm tin mãnh liệt vào sự thắng lợi của CNXH mà Cách mạng Tháng Mười Nga mang lại.

Với ý nghĩa ấy, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc tổ chức kỷ niệm một số ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong 2 năm 2017-2018; thực hiện Hướng dẫn của Ban Tuyên giáo Trung ương  về công tác tuyên truyền và tổ chức đợt sinh hoạt chính trị tư tưởng kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2017), Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn quân sự Bộ Quốc phòng  phối hợp tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Sáng mãi Cách mạng Tháng Mười Nga”.

Tổ chức cuộc Tọa đàm này, Ban Tổ chức mong muốn góp phần làm cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân một lần nữa nhận thức ý nghĩa sâu sắc, giá trị to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga trong lịch sử nhân loại, qua đó nâng cao ý thức, bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng kiên định Chủ nghĩa Mác –Lênin, mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; củng cố lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý và điều hành của Nhà nước, tạo ra động lực mới trong quá trình thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng; đồng thời đề cao ý thức cảnh giác, tiếp tục vận dụng những giá trị Cách mạng tháng Mười Nga trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN trong tình hình mới.

Tham gia chỉ đạo và trả lời trực tuyến, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu:

1. PGS.TS Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng Ban thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, cố vấn Chương trình Tọa đàm.

2. PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cố vấn Chương trình Tọa đàm

3. TS Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Trưởng Ban Tổ chức Tọa đàm

4. Thiếu tướng PGS.TS Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Đồng Trưởng Ban Tổ chức Tọa đàm

5. Đại tá, PGS.TS Bùi Quang Cường, Phó Viện trưởng Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự

6. Đại tá,TS Đặng Văn Sánh – Trưởng Ban Văn  hóa - Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự

7. Đại tá, PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng

8. Đại tá, PGS.TS Nguyễn Đức Độ

9. Đại tá, PGS.TS Phạm Xuân Mát

10. Đại tá, PGS.TS Trần Đăng Bộ

- Các đồng chí lãnh đạo Vụ, đơn vị Ban Tuyên giáo TW

- Ban Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ban Tổ chức, Ban Thư ký, Bộ phận giúp việc cuộc Tọa đàm cùng bạn đọc quan tâm đến sự kiện có ý nghĩa này; các PV báo chí đến theo dõi đưa tin.

Ban Tổ chức Tọa đàm chân thành cảm ơn sự đóng góp quý báu của các các nhà khoa học, các quý vị đại biểu đã tham gia trả lời trực tuyến.

Kính chúc sức khỏe quí vị đại biểu và chúc cho buổi Tọa đàm trực tuyến của chúng ta sẽ đạt kết quả tốt đẹp.

Trân trọng cảm ơn!


Tiến sĩ Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử ĐCSVN phát biểu Đề dẫn 

Kính thưa:  PGS.TS  Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Cố vấn Chương trình Tọa đàm.

- Kính thưa PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cố vấn Chương trình Tọa đàm.

- Kính thưa Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Đồng Trưởng Ban Tổ chức Tọa đàm.

- Kính thưa các nhà khoa học, các đồng chí và quý độc giả!

Cách đây 100 năm, ngày 7-11-1917 đã nổ ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga, một sự kiện lịch sử làm rung chuyển thế giới, đánh dấu bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã khai sinh ra chủ nghĩa xã hội hiện thực.

Cách mạng Tháng Mười không chỉ mở ra con đường giải phóng nước Nga, mà còn cho cả các dân tộc và loài người; mở đầu cho một thời đại mới trong lịch sử hiện đại, đó là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội.

Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra quá trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, biến những mơ ước, lý tưởng ấy thành hiện thực sinh động ở Liên Xô và phát triển thành hệ thống xã hội chủ nghĩa trên toàn thế giới. Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đã động viên, cổ vũ giai cấp công nhân và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đoàn kết, đứng lên làm cách mạng vô sản, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, làm chủ đất nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga khẳng định giá trị, tầm vóc và ý nghĩa đối với việc xây dựng Đảng Cộng sản cầm quyền, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ kinh tế mới và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đó là cơ sở trực tiếp cho các Đảng Cộng sản xác định quan điểm, chủ trương, đường lối lãnh đạo sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Trong 100 năm qua, giai cấp công nhân và nhân dân lao động ở các nước xã hội chủ nghĩa đã noi theo tấm gương, tinh thần và lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga, kiên cường đấu tranh, bảo vệ và xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa, đạt được những thành tựu to lớn.

Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, trong đó chủ yếu là những sai lầm chủ quan nên mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu đã lâm vào khủng hoảng trầm trọng vào những năm cuối thập kỷ 80 và đổ vỡ năm 1991 của thế kỷ XX. Sự đổ vỡ mô hình CNXH Xô Viết ở Liên Xô và Đông Âu đã gây ra những tổn thất to lớn cho lực lượng cách mạng thế giới, kéo lùi quá trình hiện thực hóa lý tưởng cộng sản của loài người, nhưng không thể là dấu chấm hết cho lý tưởng Cách mạng Tháng Mười Nga, càng không thể là sự “kết thúc lịch sử” của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội khoa học như  các luận điệu thù địch rêu rao. Sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông Âu chính  là sụp đổ của một mô hình chủ nghĩa xã hội giáo điều, xơ cứng, chậm thay đổi với những biến chuyển to lớn của thời cuộc, khi cải tổ, cải cách lại xa rời nguyên tắc của Chủ nghĩa Mác - Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước và xã hội. Sự sụp đổ của mô hình Chủ nghĩa xã hội Xô viết đã tác động rất sâu sắc đến mọi mặt của đời sống chính trị thế giới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận động và phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực thế giới.

Song chính từ thực tiễn thất bại đó đã để lại những bài học quý giá, là cơ hội cho những người cộng sản, những lực lượng tiến bộ trên thế giới nhận thức rõ hơn, đúng đắn hơn quy luật vận động, phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, phù hợp với đặc điểm dân tộc mình và xu thế của thời đại. Sau sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu, các nước xã hội chủ nghĩa dù không còn tồn tại với tư cách là một hệ thống, nhưng thực tiễn sức sống và giá trị thời đại của Cách mạng Tháng Mười, của chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục được khẳng định trong sự nghiệp đổi mới, cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa.

Tròn một thế kỷ đã trôi qua kể từ khi Cách mạng Tháng Mười Nga giành thắng lợi. Khoảng thời gian ấy không dài so với toàn bộ tiến trình lịch sử nhân loại, nhưng đủ để nhìn nhận, đánh giá khách quan giá trị ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga. Có thể khẳng định rằng, không điều gì có thể phủ nhận được ý nghĩa to lớn, giá trị vĩnh hằng của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với sự phát triển của xã hội loài người.

Sức sống của Cách mạng Tháng Mười Nga mãi mãi đi cùng năm tháng, cổ vũ cho tinh thần đấu tranh không mệt mỏi để xây dựng một xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa.

Đối với Việt Nam, Cách mạng Tháng Mười không chỉ rọi sáng con đường cách mạng Việt Nam mà còn cổ vũ quần chúng công nông vùng lên làm cách mạng, đánh đổ ách thống trị của thực dân, phong kiến giành chính quyền về tay nhân dân. Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta, nhân  dân ta đã vùng dậy đấu tranh, làm nên kỳ tích lịch sử - đó là thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nay là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đưa dân tộc ta tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập, tự do của chủ nghĩa xã hội.

Thành công của Cách mạng Tháng Mười Nga và thực tiễn hoạt động của chính quyền Xô viết đã để lại nhiều bài học cả về lý luận và thực tiễn rất sâu sắc cho cách mạng Việt Nam. Vận dụng sáng tạo, phát triển phù hợp với những giá trị của Chủ nghĩa Mác – Lênin, những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga và điều kiện cụ thể của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân ta vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách để giành được những thắng lợi vẻ vang trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm và trong hơn 30 năm Đối mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Trong  gần chín thập kỷ qua, với tư cách là một Đảng chân chính cầm quyền, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn kiên định mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đồng thời không ngừng tiếp thu, vận dụng vào thực tiễn của tình hình mới để hiện thực hóa con đường cách mạng mà Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn. Những thắng lợi có ý nghĩa lịch sử của cách mạng nước ta là phần thưởng to lớn trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta gần 9 thập kỷ qua, đặc biệt trong hơn 30 năm đổi mới đã góp phần khẳng định tầm vóc lớn lao, ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của cách mạng Tháng Mười Nga đối với cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng.


Các đại biểu tham dự cuộc Tọa đàm

Kính thưa các đồng chí!

Với cách tiếp cận trên và để thiết thực kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7/11/1917-7/11/2017), Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam phối hợp với Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự Bộ Quốc phòng tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Sáng mãi Cách mạng Tháng Mười Nga”.

Thông qua giao lưu, đối thoại trực tuyến với độc giả của Báo điện tử ĐCSVN cũng là một phương thức mới cùng với các phương thức tuyên truyền khác trong dịp kỷ niệm 100 Cách mạng Tháng Mười Nga năm nay nhằm góp phần tiếp tục khẳng định, làm sáng tỏ thêm bản chất, giá trị, ý nghĩa của Cách mạng Tháng Mười Nga trong thời đại ngày nay. Tọa đàm trực tuyến nhằm góp phần tuyên truyền, cổ vũ, khơi dậy và củng cố niềm tin vào mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; góp phần tuyên truyền, cổ vũ các tầng lớp nhân dân củng cố niềm  tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thi đua thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng…

Với tinh thần ấy, tại buổi tọa đàm trực tuyến hôm nay, Ban Tổ chức Tọa đàm rất mong muốn các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học tập trung phân tích, trao đổi làm sâu sắc thêm các nội dung, vấn đề cơ bản sau:

1. Cách mạng Tháng Mười Nga: Giá trị lịch sử - ý  nghĩa thời đại

2. Những bài học kinh nghiệm của Cách mạng Tháng Mười Nga; nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của mô hình CNXH hiện thực ở Liên Xô và các nước Đông Âu; bài học đối với sự nghiệp cách mạng và công tác xây dựng Đảng của Việt Nam;

3. Thực trạng và triển vọng của chủ nghĩa xã hội hiện thực, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

4. Cách mạng Tháng Mười Nga với cách mạng Việt Nam. Khẳng định những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước ta là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; Đảng, Nhà nước và nhân dân ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;

5. Vận dụng tư tưởng của Lê-nin và giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, chống quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước  ta hiện nay.

6. Công tác tư tưởng với việc tuyên truyền, giáo dục giá trị, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiện nay…

Thay mặt lãnh đạo Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam và Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự Bộ Quốc phòng, tôi xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học đã dành thời gian tham gia buổi Tọa đàm trực tuyến quan trọng, đầy ý nghĩa này.  Xin cảm ơn quý độc giả của Báo điện tử ĐCSVN đã tích cực và sẽ tiếp tục tham gia đối thoại trực tuyến, đặt thêm nhiều câu hỏi xoay quanh các nội dung, chủ đề của Tọa đàm hôm nay.

Kính chúc sức khỏe quí vị đại biểu và chúc cho buổi Tọa đàm trực tuyến của chúng ta sẽ đạt kết quả tốt đẹp.

Trân trọng cảm ơn!


Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Bộ Quốc phòng tặng sách “Tầm vóc, giá trị lịch sử 
 và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga” cho các vị đại biểu

Xin trân trọng cảm ơn đồng chí Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam.

Kính mời Thiếu tướng PGS. TS Nguyễn Bá Dương – Viện trưởng Viện Khoa học xã hội nhân văn Quân sự, Bộ Quốc phòng lên tặng sách “Tầm vóc, giá trị lịch sử và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga” cho các vị đại biểu.

Trân trọng cảm ơn các đồng chí!

Và sau đây là nội dung buổi Tọa đàm. Xin mời TS, Nhà báo Nguyễn Trọng Hậu – Phó Tổng biên tập Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam dẫn chương trình.

Xin cảm ơn đồng chí Nguyễn Văn Minh

Xin cảm ơn các đồng chí đã tham gia Tọa đàm trực tuyến với bạn đọc.

Kính thưa các đồng chí và các bạn

Như phát biểu đề dẫn của đồng chí Tổng Biên tập, kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga là dịp để khẳng định tầm vóc, ý nghĩa lịch sử và giá trị thời đại của Cách mạng này đối với phong trào cách mạng thế giới và cách mạng Việt Nam; những cống hiến đóng góp ý nghĩa to lớn của Cách mạng Tháng Mười Nga và của CNXH hiện thực trong lịch sử nhân loại, đồng thời cũng là dịp để chúng ta nhìn nhận, phân tích sâu sắc, khoa học những kinh nghiệm và bài học lịch sử, những thành công và thất bại của CNXH hiện thực, mô hình Xô Viết sau hơn 70 năm tồn tại và phát triển; từ đó rút ra những quy luật, những cách thức phát triển mới, bền vững; đồng thời, vận dụng những bài học, kinh nghiệm ấy vào thực tiễn xây dựng XHCN ở Việt Nam hiện nay.

Những nội dung cụ thể chúng ta sẽ được nghe các đại biểu khách mời đánh giá, phân tích ngay sau đây.        


Đại tá, PGS,TS Nguyễn Mạnh Hưởng

Chúng tôi xin được bắt đầu buổi tọa đàm với PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng. Thưa PGS,TS chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi xoay quanh nội dung về ý nghĩa của cuộc CMT10 Nga, trong đó, bạn đọc ở địa chỉ honghanhcntt@live.com và bạn đọc ở địa chỉ thahithan35@hotmail.com có cùng câu hỏi: Tại sao nói Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại?

 PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng:  

Cách mạng Tháng Mười Nga làm “rung chuyển” thế giới đi vào lịch sử nhân loại như là một sự kiện vĩ đại có có ý nghĩa to lớn, có tiếng vang và tầm ảnh hưởng sâu rộng; đánh dấu một mốc mới trong lịch sử phát triển của nhân loại.

Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga năm 1917 là cuộc cách mạng vĩ đại trong lịch sử nhân loại bởi những lý do chính sau:

Thứ nhất, Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng triệt để và sâu sắc nhất trong lịch sử nhân loại.

Tính chất triệt để và sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười thể hiện ở chỗ, đó là cuộc cách mạng nhằm thủ tiêu chế độ bóc lột, áp bức, bất công cuối cùng trong lịch sử - chế độ tư bản chủ nghĩa; không phải là thay đổi chế độ bóc lột này bằng chế độ bóc lột khác. Đây là sự khác nhau rất căn bản giữa Cách mạng Tháng Mười với các cuộc cách mạng trước đó đã từng diễn ra trong lịch sử nhân loại.

Đây là cuộc cách mạng xã hội lớn nhất trong lịch sử của những người lao động. Lần đầu tiên, thế giới có cuộc cách mạng thực sự và to lớn nhất của nhân dân lao động, đưa nhân dân lao động lên làm chủ, thay đổi căn bản địa vị của họ trong xã hội. “Giành được nước Nga từ trong tay bọn nhà giàu để giao lại cho những người nghèo, từ trong tay bọn bóc lột để giao lại cho những người lao động” (V.I.Lênin Toàn tập, Nxb Tiến Bộ, M. 1977, tập 36, tr. 209). Mệnh đề “dân là chủ”, “dân làm chủ” đối với nhân loại mới thực sự biết đến và có ý nghĩa từ đây.

Thứ hai, Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng mang giá trị nhân đạo, nhân văn cao đẹp.

Giá trị nhân đạo, nhân văn cao đẹp của cách mạng thể hiện ở chỗ, cuộc cách mạng thực hiện sự nghiệp giải phóng toàn diện và sâu sắc: đó là thực hiện sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau.

Nó không chỉ giải phóng các giai cấp cần lao và nhân dân lao động khỏi mọi ách áp bức, bóc lột, mà công việc cơ bản và giá trị nhân văn cao đẹp của cách mạng là nhằm xây dựng một xã hội tốt đẹp, đem lại cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc thật sự cho con người.

Trong lịch sử xã hội loài người đã có nhiều cuộc cách mạng, nhưng chưa hề có cuộc cách mạng nào mang giá trị nhân đạo, nhân văn như Cách mạng Tháng Mười Nga.

Thứ ba, Cách mạng Tháng Mười là cuộc cách mạng vạch thời đại, mở ra một thời đại hoàn toàn mới trong lịch sử nhân loại.

Nó khai phá con đường cho nhân loại đi tới tương lai, mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Nó thức tỉnh, cổ vũ các dân tộc thuộc địa đứng lên đấu tranh chống áp bức, bóc lột, tự cứu lấy mình và giải phóng mình.

Như vậy, tính chất nhân dân, triệt để, sâu sắc; bản chất nhân văn, nhân đạo; giá trị vạch thời đại đã tạo nên sức mạnh “rung chuyển” toàn cầu và tầm vóc lịch sử vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười. Trong lịch sử nhân loại, chưa từng có cuộc cách mạng nào như thế.

100 năm qua, kể từ khi Cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga nổ ra và thành công năm 1917, nhân loại đã chứng kiến biết bao sự kiện sôi động, hào hùng, những biến cố thăng trầm, khốc liệt trên mọi lĩnh vực của đời sống thế giới. Trong tất cả các sự kiện đó, Cách mạng Tháng Mười Nga là sự kiện đã làm “rung chuyển” cả thế giới, đi vào lịch sử nhân loại như là một sự kiện mang tầm vóc lịch sử vĩ đại, có có ý nghĩa to lớn, có tiếng vang và tầm ảnh hưởng sâu rộng, mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Xin cảm ơn PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng!

Bạn đọc ở địa chỉ trantrunghieu12@live.com lại hỏi: Đồng chí cho biết những giá trị lịch sử trường tồn của Cách mạng Tháng Mười Nga?


Các biên tập viên, phóng viên đang nhận câu hỏi của bạn đọc

PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng

Cách mạng Tháng Mười Nga có giá trị lịch sử to lớn và sâu sắc:

Thứ nhất, Cách mạng Tháng Mười Nga đã biến chủ nghĩa Mác - Lênin từ lý luận trở thành thực tiễn, từ tư tưởng trở thành hiện thực sinh động trên vùng đất rộng lớn.

Thứ haiCách mạng Tháng Mười Nga thành công đã dẫn tới sự ra đời nhà nước của giai cấp vô sản và những người lao động đầu tiên trong lịch sử.

Nó giải quyết và thể hiện sâu sắc vấn đề căn bản của cách mạng là vấn đề chính quyền nhà nước trong thực tiễn nước Nga. 

Thứ ba, Cách mạng Tháng Mười đã chặt đứt khâu yếu nhất, rệu rã nhất trong hệ thống dây chuyền đế quốc chủ nghĩa.

Đây là một đòn công phá phá tan sự thống trị thế giới của chủ nghĩa tư bản.

Không có Cách mạng Tháng Mười và chủ nghĩa xã hội hiện thực thì các giai cấp lao động và các dân tộc trên thế giới vẫn chìm đắm trong sự áp bức, nô dịch của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa thực dân, đế quốc. 

Xin cảm ơn PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng!

Thưa PGS.TS, Nguyễn Viết Thảo, bạn đọc có địa chỉ longnhatpt@gmail.com có nêu: từ chiếc nôi nước Nga và Liên Xô, cách mạng xã hội chủ nghĩa đã được tiến hành thắng lợi ở nhiều không gian địa - chính trị trọng yếu; chủ nghĩa xã hội trở thành một hệ thống thế giới. Xin đồng chí cho biết cụ thể về vấn đề này?


PGS.TS, Nguyễn Viết Thảo

PGS.TS, Nguyễn Viết Thảo:     

Dưới ánh sáng của ngọn hải đăng Tháng Mười Nga, quần chúng lao động và các lực lượng cách mạng khác đã xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở 15 quốc gia thuộc châu Âu, châu Á và cả ở châu Mỹ; cộng với nhiều quốc gia định hướng xã hội chủ nghĩa ở Phi và Mỹ La tinh. Liên tục trong nhiều thập niên, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác đã khôi phục đất nước sau chiến tranh, triển khai các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và đã đạt hàng loạt thành tựu to lớn, như vượt chủ nghĩa tư bản về tốc độ tăng trưởng kinh tế; xây dựng được một nền công - nông nghiệp hiện đại hóa với một số  lĩnh vực mũi nhọn hàng đầu thế giới; giáo dục, khoa học, kỹ thuật và văn hóa có bước tiến vượt bậc, đạt đỉnh cao thế giới trên không ít tiêu chí, trở thành tấm gương về ưu việt xã hội mà chính chủ nghĩa tư bản phải tiếp thu để điều chỉnh, thích nghi trong bối cảnh thời đại mới. Cho dù không tránh được một số hạn chế, sai lầm trong xây dựng mô hình, cách mạng xã hội chủ nghĩa và chủ nghĩa xã hội đã thực sự là lực lượng mở ra và thực thi mục tiêu giải phóng và phát triển cho nhân loại trong những thập niên sôi sục đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc và đấu tranh xã hội. Hiểu theo nghĩa đó, rõ ràng chủ nghĩa xã hội đóng vai trò là một trong những nhân tố quyết định xu hướng vận động của thế giới trong thế kỷ XX.

Xin cảm ơn PGS.TS, Nguyễn Viết Thảo!

Vâng, và xin chào Đại tá, PGS.TS Trần Đăng Bộ, bạn đọc Dương Thanh ở địa chỉthanhdn.hoabinh@gmail.com gửi đến tòa soạn câu hỏi: Sau 100 năm nhìn lại, khía cạnh giá trị nhân văn của Cách mạng Tháng Mười Nga được nhìn nhận, xem xét như thế nào?

 Đại tá, PGS.TS Trần Đăng Bộ:

Trải qua 100 năm, kể từ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công đến nay, trên thế giới đã xảy ra rất nhiều sự kiện quan trọng. Trong đó, Cách mạng Tháng Mười là một sự kiện mang tầm vóc lịch sử vĩ đại với những giá trị nhân văn xuyên thời đại. Những giá trị ấy bao gồm:

Thứ nhất, đây là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa đầu tiên đánh đổ chế độ quân chủ chuyên chế; khởi đầu cho quá trình hiện thực hóa tư tưởng và sự nghiệp giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc, giải phóng con người.

Thứ hai, giá trị nhân văn xuyên thời đại của Cách mạng Tháng Mười còn bởi ảnh hưởng toàn diện, lâu dài của cuộc cách mạng này đối với sự phát triển của xã hội loài người.

Thứ ba, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng mang sứ mệnh khai sinh chủ nghĩa xã hội hiện thực - một kiểu xã hội mới, công bằng và dân chủ cho thế giới đương đại.

Thứ tư, giá trị nhân văn mang ý nghĩa quốc tế và thời đại là nhiều quốc gia đang nỗ lực xây dựng xã hội không có bóc lột, mọi người có cuộc sống hạnh phúc, bình đẳng. 


Đại tá, PGS.TS Trần Đăng Bộ

Thưa Đại tá, PGS.TS Trần Đăng Bộ, có 4 bạn đọc đến từ Hà Nội, Đăk Lăk, Vĩnh Phúc và Bắc Giang cùng quan tâm đến nội dung: Chế độ kinh tế mới là thành quả của Cách mạng Tháng Mười Nga, vậy từ thực tiễn xây dựng chế độ kinh tế mới ở Liên Xô, chúng ta có thể rút ra những bài học kinh nghiệm gì?

Đại tá, PGS.TS Trần Đăng Bộ:

Từ thành công và không thành công của hơn 70 năm xây dựng chế độ kinh tế mới ở Liên Xô đã để lại nhiều bài học cho các quốc gia trên con đường đấu tranh giành độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Những bài học ấy bao gồm những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, trung thành và vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là nhân tố quyết định thành công xây dựng chế độ kinh tế mới.

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đi đôi với phát huy vai trò làm chủ của các tầng lớp nhân dân là nhân tố có ý nghĩa quyết định thành công xây dựng chế độ kinh tế mới   

Thứ ba, phát huy vai trò của Nhà nước, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa

Thứ tư, phát triển lực lượng sản xuất là nhiệm vụ trung tâm trong quá trình xây dựng chế độ kinh tế mới

Thứ năm, xây dựng quan hệ sản xuất được tiến hành trên cơ sở quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, sử dụng hợp lý chủ nghĩa tư bản nhà nước

Thứ sáu, để tạo động lực xây dựng chế độ kinh tế mới cần giải quyết hài hòa, đúng đắn mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân, tập thể và xã hội

Một trăm năm đã đi qua, Cách mạng Tháng Mười Nga, với những giá trị nhân văn xuyên thời đại vẫn tiếp tục tỏa sáng, soi đường cho mọi tầng lớp nhân dân lao động trên toàn thế giới đấu tranh hướng tới những giá trị đích thực mà người lao động chân chính phải được thụ hưởng. 

Xin cảm ơn Đại tá, PGS, TS Trần Đăng Bộ!

Thưa Đại tá, PGS,TS. Phạm Xuân Mát, bạn Lan Hương ở địa chỉlanhuong.buihn@gmail.com hỏi: Xin đồng chí cho biết bài học kinh nghiệm xây dựng Nhà nước Xô Viết ở Liên Xô là gì?


Đại tá, PGS,TS. Phạm Xuân Mát

Đại tá, PGS,TS. Phạm Xuân Mát: Qua hơn 70 năm xây dựng mô hình nhà nước Xô viết cho dù hôm nay không còn nhưng trên thực tế đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho những Đảng cộng sản và những người Cộng sản tiếp tục sự nghiệp của mình trong xây dựng chính quyền mới và xây dựng XHCN.

Có thể nói đối với kinh nghiệm của Nhà nước Xô viết được xây dựng ở Liên Xô để lại những kinh nghiệm trên cả 2 phương diện, có cả kinh nghiệm thành công, đồng thời cũng có những kinh nghiệm không thành công.

Theo nghiên cứu của chúng tôi, trước hết nói về những kinh nghiệm thành công trong xây dựng Nhà nước Xô viết ở Liên Xô thì kinh nghiệm đầu tiên phải nhắc đến đó là kinh nghiệm về kiên định và vận dụng sáng tạo lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và xây dựng Nhà nước XHCN trong quá trình tổ chức xây dựng mô hình Nhà nước Xô viết ở Liên Xô.

Với quan điểm kiên định và vận dụng sáng tạo, ngay sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thành công, Lênin đã đặt vấn đề là chính quyền bao giờ cũng là vấn đề cơ bản của mọi cuộc cách mạng, giành được chính quyền mới chỉ  là bước đầu, nhiệm vụ tiếp theo của những người Cộng sản, của các Đảng Cộng sản là phải lãnh đạo, xây dựng được chính quyền vững mạnh và phát huy được vai trò của chính quyền trong quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng thành công xã hội mới - XHCN. Trong thực tế, sở dĩ nhà nước Xô viết được xây dựng ở Liên Xô hơn 70 năm và tồn tại, đã khẳng định vai trò to lớn của nó trong quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới chính là do Lênin và những người Bôn- sê – vích Nga và sau này là Đảng Cộng sản Liên Xô luôn kiên trì, kiên định và vận dụng sáng tạo những quan điểm của Mác – Ăng ghen về vấn đề nhà nước và Lê nin đã phát triển sáng tạo xây dựng vào thực tiễn quá trình chỉ đạo xây dựng nhà nước cho nên Nhà nước xô viết của thời kỳ hưng thịnh đã phát huy tốt vai trò của nó trong quản lý điều hành xã hội cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới.

Kinh nghiệm thứ hai là trong quá trình xây dựng Nhà nước xô viết ở Liên Xô, cần phải nhắc đến là giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong quá trình xây dựng nhà nước XHCN. Dưới sự lãnh đạo của Lênin và những người Bôn–sê-vích Nga mà sau này là Đảng Cộng sản Liên Xô thì vai trò lãnh đạo của Đảng với nhà nước được xem là vấn đề cốt tử trong quá trình xây dựng nhà nước Xô viết ở Liên Xô. Nếu như vai trò lãnh đạo của Đảng được củng cố, giữ vững và tăng cường thì định hướng chính trị trong xây dựng Nhà nước được giữ vững và bản chất nhà nước, bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước được giữ vững và nó ngày càng vững mạnh, phát huy vai trò trong tổ chức quản lý và điều hành xã hội. Ngược lại, nếu buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng tất yếu nhà nước Xô viết sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và tan rã không thể tránh khỏi.

Kinh nghiệm thành công thứ ba về phát huy dân chủ đồng thời đi đôi với tăng cường pháp chế XHCN và xây dựng phải đi đôi với bảo vệ. Đây cũng là một kinh nghiệm hết sức quan trọng. Vấn đề mở rộng dân chủ và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa đây vừa là mục tiêu đồng thời cũng vừa là động lực hết sức quan trọng trong xây dựng nhà nước XHCN. Sở dĩ nhà nước Liên xô, nhà nước Xô viết tồn tại trong 70 năm chính là nhờ việc phát huy dân chủ trong đời sống xã hội; Phát huy dân chủ phải đi đôi với tăng cường pháp chế XHCN. Có thể nói Lênin là người đầu tiên sáng tạo ra khái niệm về pháp chế XHCN. Pháp luật thì nhà nước nào cũng có và pháp luật nó chính là ý chí của giai cấp cầm quyền, giai cấp lãnh đạo được cụ thể hóa ra thành luật pháp. Nhưng nếu không có pháp chế xã hội chủ nghĩa thì pháp luật do những người cộng sản xây dựng nên nó vẫn chỉ nằm trên văn bản, giấy tờ, để phát luật đi vào cuộc sống thì Lênin cho rằng đi đôi với phát huy dân chủ phải tăng cường kỷ cương, phát huy pháp chế CNXH. Đây là một trong những bài học quan trọng trong xây dựng Nhà nước.

Một kinh nghiệm nữa là xây dựng phải đi đôi với bảo vệ. Lê nin đã bảo vệ chính quyền xô viết sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công và trong suốt quá trình xây dựng Nhà nước xô viết sau này thì Đảng Cộng sản Liên xô, những người cộng sản Liên xô đã đặc biệt quan tâm đến vấn đề này. Nếu lơ là, mất cảnh giác trước những âm mưu chống phá của các thế lực thù địch thì chính quyền xô viết cũng như Nhà nước XHCN sẽ không thể tồn tại được.

Kinh nghiệm thành công cuối cùng theo chúng tôi trong xây dựng Nhà nước xô viết đó là Lê-nin cũng như những người cộng sản Liên xô đã đặc biệt coi trọng đến vấn đề mở rộng quan hệ đối ngoại và hợp tác quốc tế với các nhà nước khác và các lực lượng khác trên toàn thế giới. Đây chính là việc tiếp thu những tinh hoa, những thành tựu, trí tuệ của nhân loại trong quá trình xây dựng nhà nước.

Có thể nói rằng kinh nghiệm xây dựng thành công Nhà nước xô viết là như vậy. Đến nay, chúng ta thấy rằng mô hình Nhà nước xô viết này đã không còn tồn tại ở Liên xô và một số các nước XHCN ở Đông Âu. Tuy nhiên về mô hình Nhà nước XHCN như chúng ta thấy ở Trung Quốc, Việt Nam, Cu ba… vẫn còn. Tuy nhiên, cách thức tổ chức bộ máy, cơ chế vận hành bộ máy cũng có sự đổi mới, không còn như mô hình tập quyền, tập trung như ở mô hình Nhà nước xô viết những năm trước đây.

Sự sụp đổi này để lại cho những người cộng sản và đảng cộng sản đang tiếp tục, kiên trì con đường mục tiêu XHCN và xây dựng chính quyền Nhà nước XHCN nhiều bài học cần nêu lên để phòng ngừa. Theo chúng tôi, kinh nghiệm về sự không thành công, sự thất bại trong quá trình tan rã của mô hình xây dựng Nhà nước xô-viết ở Liên xô đó là:

Thứ nhất, bắt đầu từ sự xa rời lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê-nin về nhà nước và xây dựng Nhà nước XHCN. Những người cộng sản Liên xô, Đảng Cộng sản Liên xô dưới thời lãnh đạo của Tổng bí thư Gooc Ba Chốp tiến hành công cuộc cải tổ, cải cách đã xa rời những nguyên lý, nguyên tắc hết sức cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê-nin. Chính sự xa rời này đã dẫn đến quá trình xây dựng Nhà nước xô-viết ở Liên xô không còn giữ vững định hướng chính trị nữa và tất yếu dẫn đến sự tan rã, sụp đổ như chúng ta đã thấy.


Quang cảnh buổi tọa đàm

Bài học thứ hai, đó chính là sự chủ quan, giáo điều, nóng vội tất yếu dẫn đến sự mất định hướng và khủng hoảng đường lối trong xây dựng Nhà nước XHCN. Sau khi Cách mạng Tháng Mười thành công, việc tiến hành xây dựng chính quyền xô-viết, những cộng sản Liên xô đã mắc phải khuyết điểm là chủ quan, giáo điều, nóng vội nên khi bước vào công cuộc cải tổ, cải cách có nhiều chủ trương xa rời định hướng, xa rời chủ nghĩa Mác – Lê-nin dẫn đến quá trình tổ chức nhà nước cũng như phát huy vai trò của nhà nước trong tổ chức quản lý điều hành xã hội đã bị chệch hướng XHCN.

Bài học không thành công thứ ba đó là hạn chế, sai lầm trong công tác cán bộ, trong xây dựng đội ngũ cán bộ. Đồng thời, sự lơ là, mất cảnh giác, thiếu kiên quyết trong việc đấu tranh, phòng chống âm mưu, thủ đoạn chống diễn biến hòa bình của các thế lực thù địch trong xây dựng nhà nước XHCN tất yếu dẫn đến chuyển hóa chế độ XHCN và tan rã mô hình nhà nước xô viết mà Đảng Cộng sản Liên xô và những người cộng sản Liên xô đã xây dựng.

Theo chúng tôi những bài học kinh nghiệm kể cả thành công và không thành công trong quá trình xây dựng nhà nước xô viết là những bài học cho Đảng Cộng sản Việt Nam và những người cộng sản Việt Nam cũng như những Đảng Cộng sản trên thế giới, những người cộng sản trên thế giới đang kiên trì, kiên định mục tiêu con đường XHCH thì đây là bài học cần phải tiếp tục nghiên cứu, học tập, phát huy những bài học thành công và hạn chế những bài học không thành công dẫn đến sự tan rã của mô hình Nhà nước hiện thực ở Liên xô.

Vâng, xin cảm ơn Đại tá, PGS,TS. Phạm Xuân Mát!

Thưa PGS.TS, Nguyễn Viết Thảo, bạn Vương Bá Nam ở địa chỉ vuongbanan80@hotmail.commuốn tìm hiểu: Bắt đầu từ Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, đã báo trước sự suy tàn của chủ nghĩa tư bản trong nền kinh tế - chính trị thế giới, mở ra kỷ nguyên mới thời kỳ quá độ lên CNXH như thế nào?


PGS.TS Nguyễn Viết Thảo

PGS.TS Nguyễn Viết Thảo:

Tính từ cuộc cách mạng tư sản Anh năm 1640 đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản đã có gần 300 năm hình thành và phát triển, có đóng góp lớn cho tiến trình vận động của lịch sử thế giới trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, xã hội, khoa học - kỹ thuật, văn hoá, chính trị... Tuy nhiên, cũng từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ nghĩa tư bản bộc lộ rõ rệt nhất những hạn chế không thể vượt qua. Nền văn minh vật chất sung mãn do chủ nghĩa tư bản tạo ra đã được xây dựng bằng nước mắt và máu của quần chúng lao động khắp toàn cầu; sự phồn vinh của quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp người này phải được đánh đổi bằng sự bần cùng hoá của nhiều quốc gia, dân tộc, giai cấp, tầng lớp khác; sự hưng thịnh của một nhóm siêu cường phải được đánh đổi bằng hàng loạt cuộc chiến tranh xâm lược tàn khốc, biến hàng trăm quốc gia, Phi, Mỹ La tinh thành hệ thống thuộc địa đáng hổ thẹn của chủ nghĩa thực dân... Trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, quá trình phát triển đã bị biến thành quá trình phản phát triển ngày càng nghiêm trọng do bản chất bóc lột, hiếu chiến và nô dịch cố hữu của chế độ kinh tế - xã hội này. Đây chính là mâu thuẫn khách quan và hạn chế nội tại của sự phát triển sản sinh ra trong lòng chủ nghĩa tư bản, đẩy chủ nghĩa tư bản đến chỗ bị thay thế không thể tránh khỏi.

 

Các phóng viên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam tốc ký ghi lại câu trả lời của các vị khách mời

Hạn chế lịch sử của chủ nghĩa tư bản trong giai đoạn độc quyền đế quốc cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX đặt nhân loại trước một thách thức chung là tìm con đường giải phóng khỏi chế độ bóc lột, áp bức, bất công để thực hiện mục tiêu phát triển, vào điểm giao thời giữa hai thế kỷ, đã xuất hiện nhiều ý tưởng, mô hình, phương án thay thế chế độ tư bản chủ nghĩa, trong đó có tư tưởng Hôxê Mácti (Cuba, 1853 -1895) chủ trương chống đế quốc, xây dựng một chế độ xã hội của tất cả và cho mọi dân nghèo trên thế gian; tư tưởng “Tam Dân” của Tôn Trung Sơn (Trung Quốc, 1866 -1925); tư tưởng dân chủ - xã hội cách mạng châu Âu; tư tưởng yêu nước và giải phóng dân tộc của đông đảo quốc gia, Phi, Mỹ La tinh... Như kết tinh của mọi tư tưởng giải phóng và phát triển tiến bộ của thời đại, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 nổ ra, đáp ứng đầy đủ nhất những yêu cầu bức bách của lịch sử là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, mở ra chân trời mới cho mục tiêu phát triển và tiến bộ xã hội.

 


PGS.TS Đào Duy Quát

Thưa PGS.TS Đào Duy Quát, bạn đọc Trần Độ ở địa chỉ dotran.tq@yahoo.com nêu câu hỏi: Sau sự kiện chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, bộ máy tuyên  truyền của giai cấp tư sản đã mở chiến dịch tuyên truyền rùm beng các quan điểm, luận điệu như “Sự biến ở Liên Xô, Đông Âu là sự cáo chung của CHXH!”; “Liên Xô sụp đổ, CNXH đã chết!”; “Sự biến ở Liên xô, Đông Âu chính là những cuộc cách mạng chống lại Cách mạng Tháng Mười”; “Cách mạng Tháng Mười đã bị lịch sử loại bỏ”; “Cách mạng Tháng Mười là một cuộc thể nghiệm sai lầm, là cuộc cách mạng phi lý, không tưởng kéo lại sự phát triển của xã hội loài người”…

Xin đồng chí cho một nhận xét về các loại quan điểm, luận điệu trên?

PGS.TS Đào Duy Quát: Cách mạng Tháng Mười là một sự kiện vĩ đại nhất của Thế kỷ XX, là cuộc cách mạng làm rung chuyển toàn thế giới như đánh giá của nhà báo Mỹ John Reed vì thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười tạo bước ngoặt, dấu mốc vĩ đại trong lịch sử phát triển của nhân loại, mở ra thời đại mới – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trong phạm vi toàn thế giới – thời đại xóa bỏ các giai cấp và các chế độ áp bức, bóc lột thực hiện mục tiêu, khát vọng: giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người để mọi con người được sống trong hòa bình, tự do, ấm no, hạnh phúc.

Vì tầm quan trọng và ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười và sự ra đời của nhà nước công nông đầu tiên, nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới và đến năm 45 sau cuộc chiến thắng chủ nghĩa phát xít, chủ nghĩa xã hội từ một nước trở thành một hệ thống các nước XHCN ngày càng lớn mạnh, hùng cường, giải phóng hơn 1,5 tỷ người thoát khỏi áp bức, bóc lột, bất công trở thành người làm chủ.

Ý nghĩa và tầm ảnh hưởng quyết định đến xu hướng phát triển mới của toàn nhân loại, nó không chỉ là sự sợ hãi, nỗi ám ảnh về “bóng ma Cộng sản” khi Liên đoàn những người cộng sản quốc tế tuyên bố Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do Các Mác và Ăng ghen viết năm 1848. Tuyên ngôn này vạch ra mục tiêu và chương trình hành động của Liên đoàn những người cộng sản, kêu gọi hành động cho một cuộc cách mạng vô sản! Với thắng lợi của cuộc CM Tháng Mười và sự ra đời của hệ thống XHCN hùng mạnh đang trực tiếp thúc đẩy quá trình tất yếu diệt vong của CNTB, cho nên giai cấp tư sản thế giới vô cùng hoảng sợ và điên cuồng ngăn cản, chống phá ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, chống phá CNXH hiện thực. Họ đã có cả một chiến lược “Chiến tranh không có súng” để thắng CNXH không cần chiến tranh, “chiến lược diễn biến hòa bình” trên mặt trận tư tưởng, các thế lực thù địch họ sử dụng hàng ngàn chuyên gia tung ra rất nhiều học thuyết quan điểm, luận điệu nhằm xuyên tạc, bôi xấu, phủ định vai trò ảnh hưởng của Cách mạng Tháng Mười, phủ định chủ nghĩa Mác- Lênin, phủ định CNXH.

 

Các biên tập viên đang cập nhật kịp thời các câu trả lời của các vị khách mời tới bạn đọc

Cuộc đấu tranh phê phán các quan điểm, các luận điệu sai trái xấu độc này đang được triển khai chủ động, tích cực:

Năm 2017, Hội đồng Lý luận Trung ương đã biên tập và xuất bản cuốn sách Phê phán các quan điểm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng, cương lĩnh, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, gồm nhiều bài viết cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn để bác bỏ các quan điểm sai trái một cách hết sức thuyết phục . Trong số tháng mười, các tạp chí lý luận của Trung ương và các bộ, ngành cũng đã có nhiều bài viết có giá trị, phân tích sâu sắc ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười, phê phán các quan điểm, luận điệu sai trái đang nhằm phủ nhận ý nghĩa lịch sử thời đại của Cách mạng Tháng Mười, phủ định chủ nghĩa Mác – Lênin, phủ định đường lối độc lập dân tộc gắn liền với CNXH của Đảng ta.


PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng

Xin được tiếp tục câu hỏi với PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng. Bạn đọc có địa chỉlinhphuong1969@gmail.com thắc mắc: có quan điểm cho rằng, Cách mạng Tháng Mười Nga là một “sai lầm” của lịch sử, đồng chí hãy cho biết thực chất quan điểm về vấn đề này như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Mạnh Hưởng: Đây thực chất là một quan điểm phản động và phản khoa học của các thế lực chống Cộng dưới mọi màu sắc suốt từ năm 1917 đến nay. Tính chất phản động và phản khoa học này biểu hiện ở chỗ:

Thứ nhất, nhằm phủ nhận Cách mạng Tháng Mười Nga và những giá trị của cuộc cách mạng này; phủ nhận học thuyết cách mạng và khoa học là chủ nghĩa Mác - Lênin.

Thứ hai, nhằm biện minh cho sự tồn tại "vĩnh hằng" của chủ nghĩa tư bản.

Thứ ba, xuyên tạc, phủ nhận quy luật phát triển khách quan của lịch sử là loài người nhất dịnh sẽ tiến lên chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.

Chúng ta cần khẳng định rõ:

Cách mạng tháng Mười Nga là sản phẩm tất yếu khách quan của lịch sử:

Một là, sự bùng nổ và thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười là tất yếu khách quan. Đó là kết quả của việc giải quyết các mâu thuẫn thời đại không thể điều hòa được tập trung ở nước Nga trong những năm đầu thế kỷ XX; là sự "giải phóng những nhân tố của xã hội mới đã phát triển trong lòng xã hội" nước Nga đương thời.

Hai là, chủ nghĩa xã hội được sinh ra từ Cách mạng Tháng Mười là hiện thực, thực tế, đúng với quy luật phát triển khách quan của lịch sử mà học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin đã chỉ ra, là sự thay thế hình thái kinh tế - xã hội cũ tư bản chủ nghĩa bằng hình thái kinh tế - xã hội mới cao hơn, tiến bộ hơn là cộng sản chủ nghĩa.

Ba là, thực tiễn lịch sử đã chứng minh: Trong vòng thế kỷ qua, kể từ khi được thiết lập đến nay, chủ nghĩa xã hội hiện thực có những thành tựu, công lao to lớn đối với nhân loại, với những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, tác động và làm biến đổi mạnh mẽ đối với các quốc gia dân tộc trên thế giới, bao gồm cả chủ nghĩa tư bản. Dù còn nhiều khó khăn, phức tạp trên con đường phát triển, nhưng hiện nay các nước xã hội chủ nghĩa còn lại đã chứng minh một cách rõ ràng: chủ nghĩa xã hội là hiện thực, thực tế, đã và đang đổi mới, được xây dựng, phát triển trên cơ sở từ những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá khứ; từ sự nhận thức lại và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin trong điều kiện lịch sử mới, dựa trên cơ sở "hiện thực khách quan" mới, dựa chắc vào đặc điểm, đặc thù từng quốc gia dân tộc.

Bản chất hoà bình, nhân đạo, nhân văn và cống hiến to lớn của chủ nghĩa xã hội đã được lịch sử kiểm nghiệm, khẳng định, không thể bác bỏ.

Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu không làm suy giảm những giá trị, ý nghĩa to lớn và sâu sắc của Cách mạng Tháng Mười, không làm mất đi những giá trị vốn có của chủ nghĩa xã hội, mà càng cho chúng ta thấy rõ tính chất quyết liệt, gay go, phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trong thời đại ngày nay; rút kinh nghiệm để xác định đúng đắn hơn mục tiêu và biện pháp trên con đường đi tới chủ nghĩa xã hội.

Một thế kỷ đã qua, lý tưởng và con đường Cách mạng Tháng Mười vẫn tiếp tục toả sáng, soi dọi cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, vẫn tiếp tục tiếp thêm nguồn sinh lực cho nhân loại tiến bộ trên con đường đi đến tương lai hội chủ nghĩa.    

Điều đó cho thấy sức sống mới của những giá trị Cách mạng Tháng Mười, của chủ nghĩa Mác - Lênin trong bối cảnh lịch sử mới.

Tóm lại, luận thuyết Cách mạng Tháng Mười Nga là một "sai lầm của lịch sử" mà các thế lực thù địch cố tình tung ra, là luận thuyết phản khoa học, phi lịch sử, không đánh lừa được ai. Nó đã, đang và nhất định bị phá sản, bởi chính sức sống, giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Mười và sự phát triển của chủ nghĩa xã hội trên thế giới.

Vâng, xin cảm ơn PGS.TS Nguyễn Viết Thảo.

Thưa Đại tá, PGS.TS Bùi Quang Cường, bạn đọc có địa chỉ  tanphattran@yahoo.com.vnnêu câu hỏi: Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn hơn 70 năm cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô, từ 1917 – 1991 là gì?


Đại tá, PGS.TS Bùi Quang Cường

Đại tá, PGS.TS Bùi Quang Cường:

Đảng Cộng sản Liên Xô, tiền thân là Đảng Bônsêvích Nga. Tại Đại hội VII của Đảng năm 1918, theo đề nghị của V.I.Lênin, Đảng Bônsêvích Nga mang tên Đảng Cộng sản Nga (Bônsêvích). Tháng 12 năm 1922, Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (gọi tắt là Liên Xô) được thành lập. Tại Đại hội XIV của Đảng Cộng sản Nga (Bônsêvích) năm 1925, Đảng mang tên là Đảng Cộng sản (Bônsêvích) toàn Liên bang. Từ Đại hội XIX năm 1952 trở đi, Đảng Cộng sản Nga (Bônsêvích) đổi tên là Đảng Cộng sản Liên Xô. Mặc dù tên gọi có sự thay đổi nhưng bản chất của Đảng là thống nhất. Vì vậy, Đảng Cộng sản Liên Xô cầm quyền được xác định từ ngay sau thắng lợi của Cách Mạng tháng Mười Nga, năm 1917. Trong lịch sử tồn tại của Liên bang Xô Viết chỉ có duy nhất một chính đảng lãnh đạo, đó là Đảng Cộng sản Liên Xô. Sự lãnh đạo, vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô đối với Nhà nước và xã hội, được nhân dân thừa nhận và được khẳng định trong Hiến pháp. Điều 6 Hiến pháp Liên Xô (thông qua tại Kỳ họp đặc biệt thứ 7 Xô Viết tối cao Liên Xô, Hội nghị thứ 9, ngày 7 tháng 10 năm 1977) khẳng định Đảng Cộng sản Liên Xô là lực lượng lãnh đạo và dẫn dắt xã hội Xô Viết, là hạt nhân chính trị của hệ thống chính trị và của tất cả các tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội; là Đảng của dân và vì dân. Mọi tổ chức đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp Liên Xô.

1.1. Trung thành và vận dụng đúng đắn, sáng tạo Học thuyết Mác - Lênin về chính đảng cách mạng của giai cấp công nhân vào xây dựng Đảng phù hợp với thực tiễn cách mạng từng thời kỳ.

1.2. Thường xuyên tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, nhiệm vụ xây dựng Đảng trong từng thời kỳ.

1.3. Thường xuyên đấu tranh bảo vệ chủ nghĩa Mác - Lênin, chống các trào lưu tư tưởng tư sản, chủ nghĩa cơ hội, xét lại, chủ nghĩa cải lương trong nội bộ phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.

1.4. Chăm lo xây dựng Ban chấp hành Trung ương, cơ quan lãnh đạo các cấp trong sạch vững mạnh, thực sự là “trí tuệ, lương tâm, danh dự” của toàn Đảng, của dân tộc và thời đại.

1.5. Thường xuyên giữ gìn sự đoàn kết thống nhất, tăng cường kỷ luật Đảng, đấu tranh chống mọi biểu hiện bè phái, quan liêu, xa rời quần chúng, củng cố mối liên hệ mật thiết với nhân dân.

Xin cảm ơn PGS.TS Bùi Quang Cường!

Thưa Thiếu tướng PGS.TS, Nguyễn Bá Dương, kiên định sức sống, giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Mười Nga, đồng chí hãy cho biết lý luận của chủ nghĩa Mác đã trở thành hiện thực như thế nào qua cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga?


Thiếu tướng PGS.TS Nguyễn Bá Dương

Thiếu tướng PGS.TS Nguyễn Bá Dương:

Năm nay, nhân dân tiến bộ toàn thế giới, Đảng Cộng sản Việt Nam, nhân dân Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức kỷ niệm100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga. Đây là sự kiện rất đặc biệt!.

Chúng ta không chỉ kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga với tư cách là Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng lý luận của Đảng, là kim chỉ nam hành động của Đảng mà còn là tình cảm, sự gắn bó sâu sắc giữa Cách mạng Tháng Mười Nga, Cách mạng Tháng Tám, giữa nhân dân Liên Xô và nhân dân Việt Nam.

Đối với chúng tôi, những người đã có những năm tháng học tập ở Liên Xô, điều này rất sâu sắc.

Điều thứ hai, qua ý kiến của các đồng chí đã trình bày ở trên đều khẳng định giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Mười Nga. Điều ấy sâu sắc lắm! Nó phản ánh đúng chủ đề của cuộc toạ đàm hôm nay “Sáng mãi Cách mạng Tháng Mười Nga”.

Bạn đọc có hỏi tôi về hiện thức hoá lý tưởng cách mạng Cách mạng Tháng Mười Nga như thế nào?. Điều này có thể tiếp cận và giải thích trên nhiều vấn đề. Trước hết, để nói về giá trị trường tồn của Cách mạng Tháng Mười Nga, tôi xin bổ sung thêm 2 điểm:

Vấn đề thứ nhất, giá trị trường tồn đặt ra vấn đề nhận thức trong tất cả đảng viên Đảng cộng sản, phong trào cộng sản công nhân quốc tế phải nhận thức đầy đủ, sâu sắc, kế thừa nghiêm túc những giá trị trường tồn này. Đó là vai trò quyết định của các Đảng Cộng sản và các Đảng công nhân Quốc tế. Đây là giá trị còn đọng mãi với thời gian. Đảng Cộng sản là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của cách mạng. Bất cứ một Đảng cộng sản nào, phong trào công nhân quốc tế nào cũng phải thấm nhuần sâu sắc điều ấy, hiểu đây là xu thế phát triển của thời đại.

Vẫn đề thứ hai, tôi xin bổ sung thêm giá trị xây dựng quân đội kiểu mới.

Bài học Cách mạng Tháng Mười Nga nói rất rõ về sử dụng bạo lực cách mạng như thế nào và các điều kiện khách quan, nhân tố chủ quan trong Cách mạng Tháng Mười Nga như thế nào. Bất cứ một cuộc cách mạng XHCN nào, ở đâu, như Lênin nói là một tất yếu lịch sử, sớm hay muộn các dân tộc đều đi lên CNXH, song các dân tộc khác nhau, điều kiện khác nhau sẽ đi lên con đường CNXH bằng con đường khác nhau.

Muốn cách mạng thắng lợi thì một trong những giá trị trường tồn đặt ra cho chúng ta là phải tổ chức quân đội kiểu mới, lực lượng vũ trang kiểu mới đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối về mọi mặt của Đảng cộng sản.

Bất cứ Đảng cộng sản nào, kể cả Đảng Cộng sản khu vực Mỹ - la tinh cũng phải thấm nhuần điều này để quán triệt, phát triển.

Về Cách mạng Tháng Mười Nga, trong lý luận Mác – Lê nin trở thành hiện thực như thế nào, về điều này hôm nay các nhà khoa học đã trình bày, tôi xin khái quát lại trên 4 điểm:

Thứ nhất, Mác – Ăngghen đã chuyển lý luận từ không tưởng thành khoa học. Và Lê nin đã có công chuyển lý luận từ khoa học cách mạng thành thực tiễn thông qua và bằng Cách mạng Tháng Mười Nga.


PGS, TS Đào Duy Quát và Thiếu tướng PGS,TS Nguyễn Bá Dương tại buổi tọa đàm

Thứ hai, Lê nin đã kế thừa trung thành, vận hành sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện lịch sử mới.

Thứ ba, kết hợp cả hai điều trên, Lê nin đã vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác trên tất cả các phương diện, các mặt để tổ chức thành công Cách mạng Tháng Mười Nga, hay nói cách khác là Cách mạng tháng Mười Nga là hiện thực hóa lý tưởng cộng sản chủ nghĩa do Mác, Ăngghen sáng lập lên.

Thứ tư, bằng lý luận khoa học cách mạng mà Mác, Ăngghen đã nêu ra một học thuyết duy nhất từ trước đến nay bằng mục tiêu, con đường, lực lượng, phương thức, giải pháp và điều kiện để xóa bỏ áp bức, bóc lột, bất công để thực hiện 5 cuộc giải phóng: giai cấp, dân tộc, xã hội, con người, nhân loại. Cách mạng Tháng Mười Nga đã thực hiện lý tưởng ấy trên một lãnh thổ rộng lớn là Liên Xô chiếm 1/6 diện tích, 35% dân số thế giới thời ấy.

Chính vì hiện thực hóa này mà Lê nin dưới sự lãnh đạo của Đảng Bôn – sê- víc đã làm sự biến đổi của nước Nga, chuyển phong trào cách mạng từ trung tâm Châu Âu là nước Đức sang nước Nga, từ đó sáng lập ra Đảng cộng sản Bôn – sê- víc. Từ đó, tổ chức cuộc Cách mạng dân chủ tư sản năm 1905-1907 và Cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917.

Tất cả những điều ấy dẫn đến sự đúng đắn, sáng tạo, hiệu quả của Chủ nghĩa Mác trong điều kiện cụ thể để bổ sung, phát triển học thuyết ấy. Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi khẳng định lý tưởng cộng sản chủ nghĩa mà Mác, Ăngghen sáng lập lên.

Có ai đó đã nói Liên Xô chưa thể thành thiên đường của người lớn nhưng là thiên đường của người già và trẻ em. Cuộc cách mạng giải phóng giai cấp, dân tộc, xã hội triệt để ở nước Nga, người nhân dân từ thân phận nô lệ lầm than trở thành chủ nhân của đất nước.


Các biên tập viên, phóng viên tốc ký ghi lại câu trả lời của các vị khách mời

Ngày 30/12/1922, liên bang Xô Viết ra đời.

Sau đó, đến năm 1936 Hiến pháp của Liên Xô đã khẳng định rằng Liên Xô chủ nghĩa xã hội đã xây dựng thành công và bước vào giai đoạn phát triển. Sau đó, Liên Xô đã trở thành thành trì của phe XHCN, giúp nhân loại, giải phóng nhân loại, cứu nhân loại khỏi thảm họa của phát xít và hệ thống CNXH đã ra đời. Và là tấm gương để các nước XHCN đi theo, tầm ảnh hưởng lan sang cả Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, khu vực Mỹ La tinh.

Điều hiện thực hóa mà chúng ta thấy rất sâu sắc là Cách mạng Tháng Tám cũng là biểu hiện, ảnh hưởng từ hiện thực hóa Cách mạng Tháng Mười Nga.

Tóm lại, lý luận chủ nghĩa Mác trở thành hiện thực ở Liên Xô qua Cách mạng Tháng Mười Nga bằng chính giá trị và thành quả xây dựng CNXH hiện thực của Liên Xô trong 74 năm mà Đảng cộng sản lãnh đạo Nhà nước Liên bang Cộng hòa Xô viết đã thực hiện được.

Chính điều ấy ghi dấu ấn sâu đậm, một mốc son chói lọi trong lịch sử phát triển của các phong trào đảng cộng sản, phong trào công nhân quốc tế, mở ra thời kỳ mới đúng như John Reed trong tác phẩm Mười ngày rung chuyển thế giới” đã chứng minh rằng Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra một thời đại mới, thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản là cuộc cách mạng vô sản”.

Ngày nay các đảng cộng sản còn lại, các nước CNXH còn lại tiếp tục phát triển theo con đường CNXH chính là khẳng định rằng sức sống của Chủ nghĩa Mác, lý tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga sống mãi  - đúng như tiêu đề của cuộc Tọa đàm hôm nay.

Xin cảm ơn PGS. TS. Bùi Quang Cường!

Thưa PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, bạn Phi Hùng từ địa chỉ fihung2589@live.com gửi đến câu hỏi: Từ thực tiễn Cách mạng tháng Mười Nga, động lực phát triển của chế độ XHCN được thể hiện như thế nào và những quan điểm sai lầm về vấn đề này?


PGS.TS Nguyễn Viết Thảo

PGS.TS Nguyễn Viết Thảo:

Như tôi đã phân tích ở phần đầu về cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa và sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa của chúng ta là một sự nghiệp giải phóng và phát triển, giải phóng và phát triển trong dân chủ và công bằng, trong hòa bình và nhân văn, thì chỉ khi nào những chính sách kinh tế - xã hội đáp ứng được những đòi hỏi này của bản thân sự nghiệp giải phóng và phát triển, dân chủ, công bằng, hòa bình và nhân văn thì những chính sách kinh tế - xã hội ấy mới tạo ra được động lực phát triển cho xã hội. Nhìn vào lịch sử phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực, chúng ta thấy có hàng loạt những thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa học, giáo dục, an ninh – quốc phòng. Nước Nga, Liên Xô, rồi các nước xã hội chủ nghĩa khác, trong vòng vài thập kỷ, một thời gian tương đối ngắn, đã xây dựng được một nền sản xuất công nông nghiệp với nhiều mũi nhọn hiện đại; đã cải tạo được đời sống xã hội trên rất nhiều bình diện; đã cải thiện được rõ rệt đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo nhân dân lao động. Những thành tựu to lớn ấy đã thể hiện động lực mạnh mẽ từ những chính sách phát triển kinh tế - xã hội của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa. Những bài học quý báu ấy, những chính sách kinh tế - xã hội được khởi thảo trong môi trường dân chủ và công bằng, hòa bình và nhân văn sẽ còn có ý  nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển của nhiều quốc gia, dân tộc trong thế giới hiện đại. Do vậy chúng tôi cũng muốn bình luận thêm, khi chúng ta đánh giá nguyên nhân khủng hoảng và nguyên nhân, nhất là nguyên nhân tan rã của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, thì tôi cho rằng không phải từ nguyên nhân của những chính sách kinh tế xã hội sai lầm. Nhiều quốc gia, trong đó có cả các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác và đầy rẫy các quốc gia tư bản  chủ nghĩa khác cũng có nhiều chính sách kinh tế xã hội rất sai lầm. Nhưng không phải quốc gia nào cũng tan rã, sụp đổ. Tan rã, sụp đổ ở đây là vì công tác xây dựng Đảng sai lầm, công tác tư tưởng chính trị sai lầm, đường lối chính trị sai lầm trong cải tổ chứ không phải do chính sách kinh tế - xã hội của Liên Xô trước kia sai lầm. Chúng tôi muốn nhấn mạnh điều này. Và chính các quốc gia, các nước đang phát triển Á, Phi, Mỹ - La-tinh cũng học tập kinh nghiệm Xô-viết, kinh nghiệm của chủ nghĩa xã hội hiện thực, triển khai những mô hình phát triển kinh tế xã hội trong dân chủ, công bằng, vì nhân dân, nhân văn, nhân đạo, thì đã đem lại những trang sử rất đẹp đẽ cho các quốc gia đấy. Chúng tôi đã có dịp trực tiếp sang Mozambique, Angola, nhiều nước Mỹ - La-tinh thì chúng tôi đã chứng kiến những bức tranh rất sinh động này. Lịch sử rất cần phải được nói đầy đủ, không thêm bớt thì mới khắc họa được chân lý, sự thật mà chúng ta đang muốn tìm kiếm. Ngày nay, mặc dù chúng ta đang khó khăn nhưng cảm hứng từ Cách mạng Tháng Mười Nga, động lực từ chủ nghĩa xã hội hiện thực vẫn đang là những tiền đề, những sức mạnh rất  to lớn cho nhân dân nhiều nước Mỹ la-tinh xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21. Một chủ nghĩa xã hội đem lại cuộc sống cho đông đảo nhân dân lao động. Chính phủ Venezuela đang có các chương trình sứ mệnh, ta tạm gọi là sứ mệnh: sứ mệnh ánh sáng tức là chữa mắt cho nhân dân; sứ mệnh khu phố bên trong, tức là cải thiện nhà ở cho nhân dân; sứ mệnh niềm tin và sứ mệnh giáo dục và hàng loạt, bạt ngàn các khu chung cư cho nhân dân lao động… Rồi hệ thống giá cả được nhà nước trợ cấp cho người dân. Tôi cho rằng đây là những chính sách chúng ta không nên vội đánh giá là những chính sách cổ điển, sai lầm mà đây là những chính sách cần thiết cho một cuộc cách mạng.

Và cho đến ngày nay, các lực lượng tiến bộ trên thế giới đang đấu tranh cho những phương án  thay thế xã hội hiện thời, tức là thay thế xã hội tư bản chủ nghĩa. Họ nêu ra khẩu hiệu rất hay: một thế giới khác tốt đẹp hơn là có thể. Một thế giới khác với thế giới tư bản tự do hiện nay là thế giới tốt đẹp hơn. Và thế giới tốt đẹp hơn ấy là có thể xây dựng được, là khả thi nếu như chúng ta biết khai thác, kế thừa những di sản, kinh nghiệm quý báu của quá khứ và sáng tạo, đổi mới để kiến tạo tương lai.

Xin được tiếp tục chương trình với Đại tá PGS.TS Nguyễn Đức Độ.

Thưa PGS, TS Nguyễn Đức Độ, bạn Thanh Quý tại Hà Tĩnh ở địa chỉquythanh.tran@yahoo.com.vn gửi tới câu hỏi: Xin đồng chí cho biết giá trị, ý nghĩa Cách mạng Tháng Mười Nga đối với việc xác định con đường cách mạng Việt Nam?


Đại tá, PGS, TS Nguyễn Đức Độ

PGS, TS Nguyễn Đức Độ:

Trước khi Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra, ở Việt Nam có sự khủng hoảng về con đường giải phóng dân tộc.

Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Việt Nam phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược, giải phóng dân tộc diễn ra theo nhiều khuynh hướng:

+ Khuynh hướng phong kiến, do các văn thân, sĩ phu phong kiến lãnh đạo (tiêu biểu là phong trào Cần Vương).

+ Phong trào Đông Du do Phan Bội Châu khởi xướng, theo chủ trương dựa vào Nhật để chống Pháp (sử dụng bạo lực, cầu viện ngoại bang).

+ Phong trào Duy Tân do Phan Chu Trinh khởi xướng, theo con đường cải lương, nâng cao dân trí, kêu gọi chính quyền Pháp ở Đông Dương thực hiện cải cách.

+ Phong trào con đường tư sản, đấu tranh bằng bạo lực do Lương Văn Can, Nguyễn Thái Học lãnh đạo.

Tuy nhiên, các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc theo các khuynh hướng trên đều thất bại; cách mạng Việt Nam đứng trước cuộc khủng hoảng về con đường cứu nước (ví như như đêm tối không tìm thấy đường ra).

Giữa lúc Việt Nam đang khủng hoảng về con đường cứu nước, Cách mạng Tháng Mười Nga nổ ra và thắng lợi đã  soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

+ Thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga đã cổ vũ các dân tộc thuộc địa, trong đó có Việt Nam đứng lên đấu tranh chống lại ách áp bức, bóc lột của chủ nghĩa thực dân, phong kiến, tự giải phóng mình. Cách mạng Tháng Mười Nga là ngọn đuốc soi đường cách mạng Việt Nam đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (Hồ Chí Minh , Toàn tập, tập 12, Nxb CTQG, H. 2011, tr. 30).

+ Theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga, với đường lối cách mạng đúng đắn, Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) đã lãnh đạo nhân dân ta đứng lên tiến hành Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 thắng lợi, lật đổ sự thống trị của thực dân và phong kiến tay sai, lập ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, giành thắng lợi trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, thống nhất đất nước. 

+ Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, dưới ánh sáng Cách mạng Tháng Mười Nga, Đảng ta đã  kịp thời đề ra những quyết sách đúng đắn, khắc phục những sai lầm, khuyết điểm và khởi xướng đường lối đổi mới toàn diện đất nước. Qua 30 năm đổi mới, nước ta đạt được nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như Văn kiện Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định.

+ Tầm vóc, giá trị, ý nghĩa lịch sử và thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng Tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế (Hồ Chí Minh, Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 15, tr.387).

Cảm ơn PGS, TS Nguyễn Đức Độ!

Thưa PGS.TS Đào Duy Quát, xin đồng chí trả lời câu hỏi của bạn Phạm Ánh Hồng ở Hưng Yên với nội dung: Cách mạng Tháng Mười Nga đã để lại cho chúng ta những bài học gì về công tác tư tưởng?

PGS.TS Đào Duy Quát:

Để làm rõ những bài học về công tác tư tưởng, chúng ta đều thống nhất quan niệm công tác tư tưởng có 3 bộ phận gồm: Công tác lý luận, công tác tuyên truyền, công tác cổ động. Trong đó, các binh chủng, lực lượng của công tác tư tưởng gồm: Lực lượng nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, truyền bá, giáo dục lý luận chính trị; cổ động tuyên truyền, báo chí, xuất bản; dư luận xã hội; văn hóa – văn nghệ.

Cách mạng Tháng Mười để lại cho chúng ta những bài học về công tác tư tưởng của Đảng Bôn–sê–vích: Từ tháng 2/1917, tức là sau Cách mạng dân chủ tư sản Nga đến tháng 10/19170, lúc đó ở Nga tồn tại hai loại chính quyền. Chính quyền thứ nhất là chính quyền của tư sản. Chính quyền thứ hai tức là chính quyền của các xô viết đại biểu từ tỉnh xuống đến cơ sở. Nhưng có đặc trưng quan trọng nhất chính là chính quyền Trung ương thì lọt vào tay của Kerensky là thủ tướng. Trong tình hình như thế, chính quyền tư sản, chính quyền ở trung ương sau khi giành được chính quyền đã không thực hiện lời hứa trước Cách mạng dân chủ tư sản tháng 2 đó là: hòa bình, ruộng đất. Đồng thời tiếp tục đưa quân Nga tham gia chiến tranh thế giới thứ Nhất cùng với đế quốc Đức và đế quốc Áo – Hung để chia quyền lợi của các nước đế quốc, không chịu kết thúc chiến tranh như khát vọng của nhân dân Nga. Vì chính phủ tư sản tiếp tục cuộc chiến tranh ấy cho nên tổn thất của nước Nga là cực kỳ lớn.

Đến thời điểm sau tháng 2 đã có tới 7 triệu binh lính Nga chết và thương vong nên kinh tế Nga mới kiệt quệ. Lúc bấy giờ, khát vọng hòa bình, đặc biệt nhu cầu ruộng đất, bánh mỳ đối với nhân dân Nga cực kỳ lớn.

Trong tình hình ấy, Đảng Cộng sản Liên xô đã ủy quyền cho lãnh tụ Lênin chuẩn bị về mặt lý luận. Người đã viết và ban hành cuốn “Nhà nước và cách mạng”. Cuốn sách này được đánh giá là cơ sở lý luận khoa học để Đảng Bôn–sê–vích và Lênin hoàn thiện đường lối chiến lược và sách lược lãnh đạo cuộc Cách mạng Tháng Mười thành công, lập nên nhà nước công-nông đầu tiên mà gọi là chính quyền Xô viết đầu tiên trên thế giới. Tác phẩm cũng khẳng định, giai cấp công nhân chỉ có thể giành được chính quyền và thiết lập nền chuyên chính vô sản bằng con đường cách mạng XHCN. Tức là vấn đề chính quyền là vấn đề cốt tử của một cuộc cách mạng và chỉ giành được chính quyền, thiết lập nền chuyên chính vô sản bằng cuộc cách mạng. Cách mạng ấy có hai khả năng: bằng phương pháp hòa bình và hai là bằng con đường cách mạng. Trong cuộc cách mạng này, giai cấp vô sản phải phá hủy bộ máy nhà nước tư sản và dựng nên bộ máy nhà nước mới – nhà nước công-nông. Tác phẩm này cũng chỉ rõ nhiệm vụ của chính quyền vô sản là thủ tiêu chế độ người bóc lột người và xây dựng chủ nghĩa xã hội chuyên chính vô sản có vai trò tổ chức quan trọng nhất chứ không phải chỉ là chuyên chính với kẻ thù mà vai trò của nhà nước, của nền chuyên chính là tổ chức giành cách mạng thành công.

Như vậy, Đảng Bôn–sê–vích đã chuẩn bị rất kỹ về mặt lý luận cho cuộc Cách mạng Tháng Mười bằng tác phẩm “Nhà nước và cách mạng”, tác phẩm đã chỉ rõ vấn đề nhà nước, vấn đề chính quyền là vấn đề tối quan trọng của một cuộc cách mạng. Hoạt động lý luận giúp cho Đảng Bôn–sê–vích và Lênin hoàn thiện ngay lập tức đường lối chiến lược và sách lược trong chỉ đạo thực tiễn cuộc cách mạng.

Ngày 4/4, Lênin đã có một bài phát biểu hết sức quan trọng ở ga Phần Lan. Trên con đường từ Thụy Sỹ đến ga Phần Lan, Lênin đã tiến hành một cuộc mít tinh để diễn thuyết với nhan đề là “ Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong tình hình hiện nay”, sau này gọi là Tuyên ngôn Tháng tư. Trong bài phát biểu, Lênin đã có căn cứ quan trọng đó là: con đường chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng CNXH của Nga. Tức là lúc đó Lênin thấy rất rõ 2 vấn đề: Thứ nhất là chuyển cuộc cách mạng tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa; thứ hai là nhiệm vụ của giai cấp vô sản là phải lãnh đạo giành chính quyền bằng phương pháp hòa bình và phải sẵn sàng khởi nghĩa vũ trang khi tình hình thay đổi. Chiến lược và sách lược này đã thể hiện rất cụ thể khi nhân dân Nga đặc biệt là nhân dân ở Petrograt và Mátx-cơ-va lúc đó hưởng ứng rất mạnh mẽ bài phát biểu, lời kêu gọi của Lênin. Cho nên, hàng loạt các cuộc biểu tình của công nhân, nông nhân Nga trong tháng 5/1917 đã diễn ra.

Cuộc biểu tình lớn nhất là 3-4/5/1917 tại Petrograt đã có hàng vạn người dân xuống đường biểu tình với các khẩu hiệu: “Hòa bình, ruộng đất, bánh mỳ”. Cuộc biểu tình tạo ra áp lực chính trị rất lớn, buộc chính phủ Kerensky phải thỏa hiệp thành lập chính phủ lâm thời, thành thành lập chính phủ liên hiệp nhưng lại không liên hiệp với Bôn-sê-vích mà liên hiệp với phái Men-sê-vích. Điều quan trọng hơn là họ dứt khoát không giao chính quyền cho Bôn-sê-vich, thế là các cuộc biểu tình tiếp tục diễn ra. Trong đó, điểm nhấn là  một cuộc biểu tình diễn ra vào ngày 3/7 với sự tham gia của hơn 50 vạn dân. Chính quyền Kerensky đã cho binh lính bắn vào đoàn người biểu tình  khiến 1.000 người dân bị chết và 2.000 người bị thương. Từ thực tiễn này, ngày 26/7, Lê-nin triệu tập ngay Đại hội lần thứ VI của Đảng Bôn- sê-vich và quyết định phải chuẩn bị thật tốt để khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

Hai là, toàn dân phải đồng thuận, phải tham gia với tinh thần xung thiên. Ở đây tuyên truyền, cổ động phải được coi trọng, chúng ta thấy hoạt động công tác tư tưởng thời kỳ này là diễn thuyết, tuyên truyền, cổ động, được thể hiện rất sinh động và rất hiệu quả. Đảng Bôn- sê- vích Nga đã có những nhà lãnh đạo trực tiếp đi tuyên truyền, đứng đầu là Lênin, thời kỳ ấy có rất nhiều nhà tuyên truyền giỏi như Kakanin, một tấm gương của nhà tuyên truyền, hùng biện, dũng cảm đến tận các cuộc biểu tình, cuộc mít tinh của quần chúng ở tất cả các thành phố lớn, bất chấp sự đàn áp của binh lính Nga, của chính quyền tư sản nhằm diễn thuyết, kêu gọi, động viên quần chúng tham gia cuộc cách mạng.

Đây là nét rất đặc sắc của người lãnh đạo, của công tác tuyên truyền có sức thuyết phục. Các bài nói của Lênin, của KaKanin là tấm gương nhà xô viết đầy sức thuyết phục về giáo dục cộng sản chủ nghĩa.

Bài học của công tác tư tưởng phải là thuyết phục và nêu gương. Những người lãnh đạo của Đảng Bôn-sê-vích, đứng đầu là Lênin thực sự tiên phong trong cuộc Cách mạng Tháng Mười. Đặc biệt, Lê ninh rất sáng tạo trong cách mạng khi thông qua quyết định tổng khởi nghĩa, có một số thành viên trong ban lãnh đạo không đồng ý cuộc khởi nghĩa và họ đã báo cho tờ báo Đời Sống mới đăng tin. Lênin thấy ngày khởi nghĩa bị lộ và quyết định khởi nghĩa sớm một ngày nhằm tạo bất ngờ và đích thân Lênin phải cải trang thành công nhân mang tên Ivannov đến thẳng điện chỉ huy để trực tiếp lãnh đạo tổng khởi nghĩa. Tấm gương tiên phong là bất chấp hiểm nguy, lãnh tụ Lênin trực tiếp lãnh đạo tổng khởi nghĩa, đến tận sào quyệt cuối cùng của chủ nghĩa tư bản.

Điều rất đáng suy nghĩ là chúng ta phải tạo ra, phải đào tạo cho cán bộ, lãnh đạo các cấp ủy, chính quyền phải thực sự là người truyền bá các quyết định của Đảng, Nhà nước đầy sức thuyết phục.

Đặc biệt, người đi đầu phảinêu gương. Liên hệ với công tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay, thấm thía chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XI là cán bộ chủ chốt các cấp phải thực sự nêu gương. Trong Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) yêu cầu ngay từ Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương phải là tấm gương về đạo đức, lối sống, phải chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Bài học này rất quan trọng.

Bài học nữa của công tác tư tưởng của Đảng Bôn-sê-vích trong Cách mạng Tháng Mười là gắn chặt với công tác chính trị, công tác tư tưởng, chứ không làm suông như Lênin đã nói, nếu anh không thể làm tư tưởng suông, tư tưởng chay mà tư tưởng phải gắn với cơ chế chính sách, vì đảng là đảng cầm quyền.

Thực ra Đảng lao động xã hội dân chủ Nga ra đời từ cuối thế kỷ XVIII.  Đây là một đảng của công nhân Nga. Sang đầu thế kỷ XIX, nó đã phân hóa. Do phái cơ hội xét lại rất lớn nên Lê – nin đã chỉ đạo cuộc đấu tranh để bảo vệ luận điểm rất căn bản của Mác –Ăng ghen về Đảng Cộng sản. Cuối cùng các quan điểm của Lênin đã thắng và việc ra đời Đảng Bôn-sê-vích Nga năm 1912 tách từ Đảng lao động phản Nga và Đảng lao động dân chủ xã hội Nga. Trong thời kỳ chỉ đạo Đảng Bôn-sê-vich, Lênin đã từng bước hình thành các quan điểm vững chắc về xây dựng đảng kiểu mới của Lênin, trong đó đã hệ thống thành 8 quan điểm hay trước đây là 8 nguyên tắc của Lênin về xây dựng Đảng Cộng sản kiểu mới. Đó là: Đảng là đội tiên phong, đội ngũ có tổ chức chặt chẽ nhất, cách mạng nhất, giác ngộ nhất. Khi giành được chính quyền, Đảng là hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị. Trong Nghị quyết Trung ương 6 vừa rồi, Đảng ta tiếp thu quan điểm này rất chặt chẽ khi muốn tinh gọn, đổi mới phương thức lãnh đạo vẫn phải nhấn mạnh Đảng là hạt nhân của hệ thống chính trị.

Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong xây dựng, trong tổ chức, sinh hoạt và hoạt động. Hiện nay cả trong Nhà nước, các đoàn thể chính trị cũng phải thực hiện nguyên tắc này. Đảng là khối thống nhất chính trị tư tưởng và tổ chức. Đảng gắn bó với nhân dân, tích cực kết nạp những đại biểu ưu tú của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, đồng thời kiên quyết, kịp thời đưa ra khỏi Đảng những người không đủ tiêu chuẩn. Ở quan điểm này, Đảng ta đã có Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) thể hiện sự vận dụng những nguyên tắc, quan điểm của Lênin xây dựng Đảng Bôn-sê-vích - Đảng Cộng sản kiểu mới rất rõ nét.

Một nội dung nữa là gắn xây dựng với tổ chức, đây là điều được thể hiện rõ trong Cách mạng Tháng Mười Nga. Đó là sau Cách mạng Tháng Mười, Lênin đã chỉ đạo hình thành các tổ chức vũ trang, các tổ chức cách mạng của công nhân, của nông dân. Khi Cách mạng Tháng Mười thành công Lênin đã triệu tập ngay Đại hội Xô viết toàn Nga, tại Đại hội đã đưa ra chính phủ Xô viết đầu tiên và Lênin là người đứng đầu. Sau khi thành lập chính phủ do Lênin đứng đầu, Lênin đã ký ngay 2 sắc lệnh: Sắc lệnh thứ nhất là hòa bình và sắc lệnh thứ 2 là ruộng đất. Riêng sắc lệnh hòa bình, đến đầu năm 1918 Nga rút ngay ra khỏi chiến tranh. Việc ký sắc lệnh ruộng đất tịch thu 150 nghìn ha đất chia cho nhân dân, tạo ra động lực mới.

Sau Đại hội toàn Nga, Lênin đã ký một chủ trương, chính sách rất quan trọng là về đoàn kết các dân tộc, các dân tộc Nga có quyền tự quyết. Như vậy cho thấy công tác tư tưởng phải gắn chặt với công tác tổ chức chính sách, đây là tư tưởng rất quan trọng.


PGS.TS Nguyễn Viết Thảo trả lời câu hỏi của bạn đọc

Thưa PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, đồng chí có thể cho biết quan điểm của mình về sức sống và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội qua quá trình cải cách, đổi mới và phát triển?.  Có một số câu hỏi bạn đọc vừa gửi cách đây 1 tiếng từ địa chỉnhamtc.live@gmail.com: cuộc khủng hoảng toàn cầu bắt nguồn từ Mỹ năm 2008 đã khẳng định ý nghĩa thời đại của cách mạng tháng 10 Nga từ góc nhìn lý luận và thực tiễn như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Viết Thảo: Chúng ta biết rằng, từ sau khi Liên Xô tan rã, các nước XHCN còn lại ở trong một tình thế hiểm nghèo, các thế lực thù địch hí hửng các quốc gia XHCN còn lại nhất định sẽ sụp đổ như Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu, nhưng thực tế lịch sử đã chứng minh điều ngược lại rằng, các quốc gia XHCN còn lại không sụp đổ mà còn phục hồi và phát triển, và việc làm đó được thể hiện bằng cải cách đổi mới cả về lý luận và tư duy, thực tiễn về xây dựng XHCN.

Gần 40 năm cải cách mở cửa Trung Quốc, hơn 30 năm đổi mới Việt Nam và quá trình đổi mới, cải cách ở nhiều nước XHCN khác, chúng ta thấy CNXH đã thu về nhiều bài học có ý nghĩa lịch sử (Trung Quốc, Việt Nam, Cu Ba, Lào). Qua những thành tựu đổi mới này và cả những khó khăn thách thức phía trước đang phải đối mặt, cho chúng ta thấy có nhiều giá trị, nhiều điều căn cốt được rút ra từ cách mạng Tháng Mười, từ CNXH hiện thực. Tôi xin nhấn mạnh 3 nội dung sau:

Một là, nhất thiết phải tôn trọng hành động theo quy luật khách quan, mọi đường lối chủ trương chính sách phải phù hợp điều kiện cụ thể, như Đảng ta đã bổ sung là phải phù hợp lòng dân, quy luật khách quan và điều kiện lịch sử.

Hai là, CNXH nói rộng là Cách mạng XHCN chỉ thắng lợi và thành công nếu chúng ta hành động phù hợp xu thế thời đại, thế giới nhất là trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kết nối như hiện nay. 100 năm trước lãnh tụ Lênin khi lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười và sự nghiệp xây dựng XHCN những năm đầu tiên rất phù hợp xu thế lúc đó. Còn hiện nay xu thế là gì, công nghiệp 4.0 bắt đầu xuất hiện, xu thế hiện nay là hòa bình, hợp tác, phát triển, là hội nhập toàn cầu và hợp tác quốc tế, kinh tế tri thức. Điểm lại cuộc khủng hoảng 2008, tại sao các chuyên gia đánh giá khủng hoảng này lớn hơn 1929-1933 vì đây là khủng hoảng tư duy về mô hình phát triển, mô hình tăng trưởng phát triển phi kinh tế, phân cực phân hóa, bất công ngày càng lớn, giàu càng giàu, nghèo càng nghèo đã đẩy xã hội thế giới, kinh tế thế giới vào khủng hoảng. Từ đổ nát 2008 đã tổng kết rằng phải loại bỏ ngay những mô hình phản phát triển, phải thực hiện các mô hình phát triển bền vững, phát triển bao trùm như chúng ta đang thực hiện. Trong quá trình đẩy mạnh toàn diện phát triển phải học lại tấm gương của những người bônsêvich trước đây.

Ba là, đổi mới, tiếp tục kiên định mục tiêu lý tưởng XHCN nhưng đồng thời cũng phải chủ động, sáng tạo trong đường lối, chủ trương chính sách. Chủ nghĩa Mác Lênin là nghiên cứu ban đầu, là phương pháp luận, Chủ nghĩa Mác Lênin là hệ thống tri thức mở, Cách mạng Tháng Mười là kinh nghiệm, dù vĩ đại đến đâu cũng là kinh nghiệm lớn, không được sao chép giáo điều, giản đơn.

Chúng ta sắt son niềm tin con đường, mục tiêu lý tưởng thành hiện thực và không chỉ chúng ta mà cả nhân loại tiến bộ thông qua các đại diện trí tuệ, các học giả vĩ đại như Jacques Derrida, Noam Chomsky, Joseph Stiglizt, Dinoviev..., giống như Albert Enstein, Paul Satre, Bertral Roussel... trước kia, đều biểu thị sự đồng tình không che dấu với chủ nghĩa cộng sản, công khai đánh giá Mác là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI và Cách mạng Tháng Mười Nga là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

Thưa Đại tá, TS Đặng Văn Sánh, một sinh viên đến từ Học viện Báo chí và Tuyên truyền tại địa chỉ camtuvu6677@gmail.com gửi tới câu hỏi: Từ thực tiễn bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên thế giới đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề có tính quy luật về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa như thế nào?


Đại tá, TS Đặng Văn Sánh

Đại tá, TS Đặng Văn Sánh:

Từ thực tiễn bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trên thế giới  đã chỉ ra những bài học kinh nghiệm, những vấn đề có tính quy luật về bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:

Một là, Phải nhận thức đúng đắn và tuân thủ nghiêm ngặt quy luật bảo vệ Tổ quốc trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa:

Nhận thức đúng đắn và tuân thủ nghiêm ngặt quy luật bảo vệ Tổ quốc trong tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa là một bài học kinh nghiệm có tầm quan trọng đặc biệt đối với các Đảng Cộng sản, Nhà nước và nhân dân các nước xã hội chủ nghĩa trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của mình.

Bài học kinh nghiệm này chỉ ra rằng, trong mọi hoàn cảnh, tình huống, trong điều kiện hòa bình cũng như khi chiến tranh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải thường xuyên coi trọng giáo dục làm cho giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn dân tộc nhận thức rõ yêu cầu và tính tất yếu phải bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Phải làm cho quân đội và nhân dân hiểu rõ mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung, khả năng, sức mạnh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Nếu ở đâu xem nhẹ, xao nhãng, buông lỏng, không tuân thủ nghiêm ngặt quy luật bảo vệ Tổ quốc, thì  ở đó Tổ quốc xã hội chủ nghĩa sẽ bị lâm nguy, suy yếu, không đủ sức chống đỡ trước các đòn tiến công của kẻ thù, thậm chí bị thủ tiêu. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên xô và Đông Âu là một minh chứng; một trong những nguyên nhân chủ yếu là do sai lầm của các Đảng Cộng sản ở đó trong quá trình cải tổ, cải cách, đã không biết tự bảo vệ, đã không quan tâm chăm lo xây dựng, củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc. Đây là một bài học đau xót về sự mất cảnh giác, về sự xao nhãng, không tuân thủ những yêu cầu, nguyên tắc của quy luật bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, tự làm suy yếu, làm mất sức đề kháng bản thân mình của Đảng Cộng sản trước âm mưu, thủ đoạn và các đòn tiến công quyết liệt của các thế lực thù địch.

Hai là, Giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:

Bài học về giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước đối với sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chỉ ra rằng nếu không quan tâm đúng mức, buông lỏng, từ bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, sự quản lý của Nhà nước thì sự tan rã của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là điều khó tránh khỏi. Sự sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô cho thấy, các thế lực thù địch bắt đầu từ sự tiến công loại bỏ Đảng Cộng sản ra khỏi đời sống chính trị đất nước. Cùng với sự tấn công của kẻ thù còn có sự sai lầm trong công tác bảo vệ nội bộ Đảng. Đảng Cộng sản tan rã là chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa không còn tồn tại. Vì vậy, bảo vệ Đảng có ý nghĩa quyết định thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Bài học này còn chỉ ra rằng, bảo vệ Đảng, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với chuyên chính vô sản và toàn xã hội là một mục tiêu, nhiệm vụ của bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đương nhiên, để bảo vệ, giữ vững vai trò lãnh đạo, Đảng Cộng sản phải tự hoàn thiện, tự chỉnh đốn thật sự trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức.

Cùng với tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, phải đặc biệt coi trọng phát huy vai trò của Nhà nước trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là công cụ chuyên chính vô sản, có chức năng, nhiệm vụ tổ chức thực hiện các nhiệm vụ xây dựng xã hội mới và củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhà nước chuyên chính vô sản xây dựng luật pháp, chính sách, kế hoạch củng cố nền quốc phòng, phát triển tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, tiềm lực chính trị - tinh thần, phát triển khoa học quân sự; xây dựng, nâng cao tinh thần chiến đấu, huấn luyện nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu của các lực lượng vũ trang. 

 Không có sự lãnh đạo chặt chẽ của Đảng Cộng sản và quản lý điều hành của Nhà nước xã hội chủ nghĩa, thì không thể huy động được toàn thể hệ thống chính trị và toàn dân vào sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý điều hành của Nhà nước trong sự nghiệp quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.


Các vị khách mời trả lời câu hỏi của bạn đọc tại tọa đàm

Ba là, Nắm chắc tình hình, bản chất, âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch:

Đây là một bài học kinh nghiệm quan trọng. Thực tiễn cho thấy Tổ quốc xã hội chủ nghĩa sẽ không được bảo vệ một cách vững chắc, nếu chúng ta không nắm chắc tình hình, bản chất, âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch và không nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết và kịp thời đấu tranh, đập tan mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch.

Bài học kinh nghiệm này chỉ ra rằng, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chỉ được bảo vệ vững chắc, khi nắm chắc tình hình, bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Không bao giờ được được ảo tưởng vào sự “giúp đỡ” của các thế lực thù địch, không thể nhờ cậy chúng để “bảo vệ” Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Điều này nhắc nhở những Đảng Cộng sản cầm quyền ở các nước xã hội chủ nghĩa hiện nay rằng, phải bằng sự nỗ lực và sức mạnh của chính mình, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mới có thể đứng vững trước sự chống phá của các thế lực thù địch, trong khi tranh thủ những quan hệ với các nước tư bản chủ nghĩa, cần rất tỉnh táo và cảnh giác, phân biệt rõ “đối tác và đối tượng”, nội lực của chính mình mới là bảo đảm cốt lõi nhất, vững chắc nhất cho thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Phải luôn đề cao cảnh giác, nắm chắc tình hình, bản chất, âm mưu, thủ đoạn chống phá của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động. Phải đặc biệt quan tâm nghiên cứu dự báo âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch. Có chiến lược đấu tranh với các thủ đoạn vũ trang và phi vũ trang; phòng ngừa, ngăn chặn, triệt tiêu những âm mưu, thủ đoạn phá hoại của chúng. Chủ động xây dựng các kế hoạch, phương án đối phó với các khả năng, tình huống, hình thái tiến công vũ trang và phi vũ trang, không để xảy ra bị động bất ngờ. Chú trọng cả hai mặt “xây” và “chống”, trong đó xây dựng thực lực về kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, quốc phòng, an ninh và các giá trị chuẩn mực xã hội chủ nghĩa trong đời sống đất nước là chính. Kết hợp phòng ngừa với chủ động tiến công, ngăn chặn từ bên ngoài, giữ vững bên trong, có giải pháp mang tính chiến lược, đồng thời có giải pháp cụ thể đối phó với âm mưu, thủ đoạn chống phá Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của các thế lực thù địch trong từng thời kỳ, giai đoạn.

Bốn là, Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh bên trong với bên ngoài, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:

Bài học này chỉ ra muốn bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh bên trong với bên ngoài, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để bảo vệ Tổ quốc; phải nhận thức đúng và giải quyết tốt mối quan hệ giữa sức mạnh nội lực và ngoại lực. Sức mạnh của nội lực là sức mạnh của Đảng Cộng sản, chính quyền chuyên chính vô sản, sức mạnh của nhân dân và toàn dân tộc. Phải chăm lo xây dựng sức mạnh đất nước về mọi mặt: chính trị, quân sự, kinh tế, văn hoá, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, liên minh vững chắc giữa giai cấp công nhân, nông dân và tri thức cách mạng; giáo dục tư tưởng, đạo đức, lối sống, lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội cho toàn dân. Sức mạnh quân sự nhà nước thể hiện ở xây dựng nền quốc phòng, an ninh quốc gia, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa.


Quang cảnh buổi tọa đàm trực tuyến

Trong mối quan hệ giữa sức mạnh nội lực với sức mạnh ngoại lực, thì sự nỗ lực cao nhất của cách mạng trong nước là tiền đề, là điều kiện để tranh thủ sự giúp đỡ to lớn và sử dụng có hiệu quả các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài. Sự kết hợp đúng đắn những nỗ lực của mỗi quốc gia dân tộc xã hội chủ nghĩa với sự giúp đỡ quốc tế làm cho khả năng bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa được nhân lên gập bội chứ không phải là số cộng đơn thuần. Tuy nhiên, làm thế nào có thể kết hợp đúng đắn sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh bên trong với bên ngoài, tạo sức mạnh tổng hợp lớn nhất để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa mới là điều quan trọng. Cần nhận thức đúng đắn vai trò sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản thế giới; nhận thức đúng đắn lợi ích dân tộc và lợi ích quốc tế. Mọi biểu hiện của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, hẹp hòi, vừa không phát huy được sức mạnh dân tộc vừa không tranh thủ được sự đoàn kết, giúp đỡ quốc tế để bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc hội nhập, quan hệ đối ngoại của các nước xã hội chủ nghĩa với những nước khác về chế độ chính trị, xã hội, cần  chủ ý tranh thủ sự đồng thuận, đồng thời đấu tranh khắc phục, hạn chế những bất đồng, giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng phương pháp đối thoại, hòa bình để tạo môi trường hòa bình cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của mỗi nước.

Năm là, Thường xuyên củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang, quân đội đủ mạnh đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa:

Thường xuyên củng cố quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang, quân đội đủ mạnh đáp ứng yêu cầu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là bài học có tầm quan trọng đặc biệt.

Trong thập kỷ 80 của thế kỷ XX, trong quá trình cải tổ, đổi mới ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu, Đảng Cộng sản và Nhà nước đã mắc sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng, tổ chức, kinh tế, quân sự, ngoại giao. Khi Đảng từ bỏ vai trò lãnh đạo xã hội, thực hiện đa nguyên chính trị, lực lượng vũ trang, quân đội bị chia rẽ và bị vô hiệu hóa không còn là công cụ đắc lực của chuyên chính vô sản trong đấu tranh trấn áp bọn phản loạn, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.

Bài học này chỉ rõ để bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa phải đặc biệt coi trọng xây dựng nền quốc phòng, xây dựng lực lượng vũ trang hùng mạnh, có khả năng đánh bại mọi cuộc tấn công xâm lược, cũng như đối phó thắng lợi với các nguy cơ, tình huống đe dọa đến sự mất còn của chế độ xã hội chủ nghĩa và Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đảng Cộng sản, Nhà nước xã hội chủ nghĩa phải thực sự chăm lo xây dựng lực lượng quân đội vững mạnh, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, tuyệt đối trung thành với Đảng, chế độ, Tổ quốc xã hội chủ nghĩa và nhân dân, chống mọi mưu toan “phi chính trị hóa” lực lượng vũ trang, quân đội.  


PGS.TS Nguyễn Viết Thảo trả lời câu hỏi bạn đọc

Thưa PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, bạn Hồng Lương ở Quảng Ninh tại địa chỉluonghongnguyen.hlqn@gmail.com có hỏi: Tại sao nói Cách mạng Tháng Mười Nga đã mở ra và tạo động lực mạnh mẽ cho phong trào giải phóng dân tộc trong thời đại mới, thời đại của chủ nghĩa đế quốc bị tấn công và cách mạng XHCN bùng nổ?

PGS.TS Nguyễn Viết Thảo: Trong lịch sử nhân loại, vấn đề dân tộc và đấu tranh dân tộc xuất hiện từ rất sớm. Chính phong trào cách mạng tư sản đã thổi bùng lên ngọn lửa giải phóng thuộc địa, khai phá những miền đất mới, khai sinh ra nhiều quốc gia, trong đó có hàng chục quốc gia Mỹ La tinh. Với chủ nghĩa tư bản, một thực thể mới đã ra đời trong đời sống chính trị châu Âu và thế giới: đó là quốc gia dân tộc với các quyền tự tại của nó, trước hết là chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, độc lập dân tộc, quyền tự quyết... Tuy nhiên, do bản chất cố hữu, chủ nghĩa tư bản phải mở rộng bóc lột, nô dịch giai cấp thành bóc lột, nô dịch các dân tộc, cho nên, nó vừa không đủ sức giải quyết triệt để mục tiêu giải phóng dân tộc, vừa tạo nên những nhà tù khủng khiếp nhất cho các dân tộc. Từ khi chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa đế quốc, toàn bộ giai cấp tư sản thế giới, đứng đầu là các thế lực tư bản độc quyền, là kẻ bóc lột, thống trị, nô dịch toàn bộ lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới, trước hết là giai cấp công nhân. Trong bối cảnh mới của thời đại, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc chỉ có thể đi tới đích cuối cùng và bùng lên như một phong trào thế giới nếu được kết hợp chặt chẽ với cuộc đấu tranh giải phóng giai cấp của công nhân toàn thế giới. Mặt khác, cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân cũng chỉ có thể triển khai thắng lợi nếu công nhân biết giành lấy dân tộc, tự mình biến thành dân tộc, phất cao lá cờ giải phóng dân tộc. Cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 là phương án giải quyết đúng đắn nhất cho vấn đề dân tộc trong kỷ nguyên mới: đập tan chế độ bóc lột và ách thống trị của giai cấp tư sản, địa chủ Nga hoàng, xây dựng chế độ Xô viết công - nông, đưa nhân dân lao động lên địa vị làm chủ đất nước.

Theo con đường được ngọn lửa Tháng Mười Nga thắp sáng, các dân tộc trên thế giới đã vùng lên giải phóng khỏi các chế độ quân chủ, phát xít, thực dân, đế quốc; xác lập nền cộng hòa với chủ quyền đối nội, đối ngoại không thể bác bỏ; xây dựng chế độ xã hội mới do người lao động làm chủ. Chỉ tính từ sau chiến tranh thế giới II, liên tiếp xuất hiện những cột mốc và làn sóng giải phóng dân tộc: 1945, 1954 và 1975 của Việt Nam, 1949 của Trung Quốc, 1959 của Cuba, thập niên 60 của châu Phi, thập niên 70 của Mỹ La tinh, thập niên 80 của các thuộc địa cuối cùng được giải phóng. Dưới sức công phá của dòng thác cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới do Cách mạng Tháng Mười Nga mở ra, hệ thống thuộc địa do chủ nghĩa thực dân đế quốc thiết lập trong suốt 5 thế kỷ (từ 1492) đã hoàn toàn sụp đổ trong vòng chưa đầy 50 năm. Lịch sử thế giới hiện đại đã hết sức khách quan ghi tạc công lao, ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười Nga như ngọn lửa soi đường cho sự nghiệp giải phóng các dân tộc, đem lại vị thế chân chính cho tất cả các quốc gia dân tộc trong cộng đồng quốc tế đương đại !

Thưa PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng, vậy cách mạng tháng Mười Nga có ý nghĩa thời đại sâu sắc như thế nào?


Đại tá, PGS,TS Nguyễn Mạnh Hưởng

Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hưởng:

Ý nghĩa thời đại của Cách mạng Tháng Mười biểu hiện cụ thể ở chỗ:

Thứ nhất, bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ của Cách mạng Tháng Mười là mang tính thời đại, có giá trị thời đại.

Thứ hai, Cách mạng Tháng Mười Nga là cuộc cách mạng mở ra thời đại mới - thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.

Thứ ba, Cách mạng Tháng Mười Nga là động lực mạnh mẽ thức tỉnh, thúc đẩy giai cấp công nhân, nhân dân lao động và các dân tộc bị áp bức trên thế giới tiến bước vào thời đại mới, thời đại đấu tranh tự giải phóng cho mình. Nó là xung lực thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, phong trào cộng sản và công nhân quốc tế phát triển mạnh mẽ ở châu Á, châu Phi và khu vực Mỹ - Latinh, làm cho giai cấp thống trị run sợ, buộc phải lùi bước, xuống thang và thay đổi chính sách.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nhận định: “Giống như mặt trời chói lọi, Cách mạng tháng Mười chiếu sáng khắp năm châu, thức tỉnh hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất. Trong lịch sử loài người chưa từng có cuộc cách mạng nào có ý nghĩa to lớn và sâu xa như thế” . Sức mạnh “chiếu sáng khắp năm châu”, khả năng thức tỉnh “hàng triệu hàng triệu người bị áp bức, bóc lột trên trái đất” của cuộc cách mạng này thể hiện ở bản chất, mục tiêu, nhiệm vụ mà cách mạng mang lại.

Thưa PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, một bạn ở Kiên Giang có địa chỉ dungnguyen.phuquoc@gmail.com xin được chuyển đến PGS câu hỏi: Kiên định đi theo con đường và phát huy bài học sáng tạo của Cách mạng Tháng Mười Nga, đồng chí có thể cho biết quan điểm của mình về sức sống và tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội qua quá trình cải cách, đổi mới và phát triển?


PGS.TS Nguyễn Viết Thảo

PGS.TS Nguyễn Viết Thảo:

Từ cuối thế kỷ XX đến nay, các nước xã hội chủ nghĩa và các lực lượng cộng sản thế giới tích cực đổi mới tư duy lý luận, cương lĩnh, đường lối và hoạt động thực tiễn. Những nguyên lý và các giá trị bền vững của chủ nghĩa Mác - Lênin được nhận thức đúng đắn hơn; những kinh nghiệm thành công và những hạn chế, vấp váp của chủ nghĩa xã hội được xác định một cách chân thực hơn; những xu thế vận động của thế giới hiện đại được lĩnh hội kịp thời, khách quan hơn; chiến lược, chủ trương, chính sách.. ngày càng phù hợp hợp với bối cảnh, nhiệm vụ mới. Nhờ vậy, các quốc gia xã hội chủ nghĩa không những thoát khỏi khủng hoảng, mà còn đạt nhiều bước tiến lớn. Trung Quốc chiếm gần 1/5 dân số, liên tục dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng kinh tế suốt hơn 30 năm qua, hiện đứng thứ 2 về GDP và chiếm vị trí hàng đầu thế giới trong nhiều chỉ số kinh tế, xã hội, văn hóa, khoa học công nghệ, trở thành cường quốc đang phát triển lớn nhất toàn cầu. Việt Nam đạt nhiều thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, ra khỏi tình trạng kém phát triển, đang trở thành người bạn, đối tác tin cậy của các nước và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế. Cuba kiên định ngọn cờ chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia và chủ nghĩa xã hội; đồng thời, bình tĩnh, sáng tạo trong quá trình cập nhật hóa mô hình phát triển kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa.

Trên không gian Mỹ La tinh rộng lớn, danh từ chủ nghĩa xã hội đang trở thành động lực tập hợp lực lượng và niềm tin công khai của đông đảo nhân dân đang cống hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng xã hội mới. Lãnh tụ Hugo Chavez nhất quán với tính chất xã hội chủ nghĩa của cuộc cách mạng Bô-li-va ở Vênêduêla, đưa đất nước đi lên “chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Tổng thống Bôlivia Evo Morales nhiều lần tuyên bố “chủ nghĩa xã hội là niềm hy vọng của Mỹ La tinh”, khẳng định mình là người “chống chủ nghĩa đế quốc từ trong xương tuỷ”. Tổng thống Êcuađo Rafael Correa giành thắng lợi trong vòng 2 bầu cử Tổng thống năm 2006 nhờ tuyên bố sẽ sửa đổi Hiến pháp theo hướng xây dựng “chủ nghĩa xã hội của thế kỷ XXI”. Tổng thống Nicaragoa Daniel Ortega tuyên bố “hiến dâng cả cuộc đời cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở đất nước mình”...

Với tính cách là sản phẩm của Cách mạng Tháng Mười Nga, chủ nghĩa xã hội hiện nay vẫn là một lực lượng chính trị, quân sự, kinh tế, tinh thần không thế lực nào có thể bỏ qua trong những tính toán chiến lược toàn cầu. Chính vì chân lý sáng tỏ này, mà nhiều trí tuệ lớn hiện thời như Jacques Derrida, Noam Chomsky, Joseph Stiglizt, Dinoviev..., giống như Albert Enstein, Paul Satre, Bertral Roussel... trước kia, đều biểu thị sự đồng tình không che dấu với chủ nghĩa cộng sản, công khai đánh giá Mác là nhà tư tưởng của thế kỷ XXI và Cách mạng Tháng Mười Nga là sự kiện vĩ đại nhất trong lịch sử thế giới hiện đại.

Thưa Đại tá, PGS.TS Bùi Quang Cường, bạn Nguyễn Lam tại Bến Tre ở địa chỉ lamnguyen7879.hu@gmail.com gửi tới câu hỏi: Xin đồng chí cho biết, vận dụng những bài học về xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức?


Đại tá, PGS.TS Bùi Quang Cường  

Đại tá, PGS.TS Bùi Quang Cường     

Lịch sử cách mạng xã hội chủ nghĩa thế giới từ Cách mạng Tháng Mười Nga đến nay cho thấy những thắng lợi cũng như thất bại, sụp đổ của các nước xã hội chủ nghĩa đều gắn liền với công tác xây dựng Đảng Cộng sản vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Vận dụng bài học này vào xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền về chính trị, tư tưởng hiện nay cần nắm vững và thực hiện tốt những vấn đề cơ bản sau đây:

1. Kiên định mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và CNXH; nâng cao bản lĩnh và năng lực cầm quyền của Đảng.

2. Kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội, xét lại, các quan điểm sai trái, thù địch bảo vệ nền tảng tư tưởng, đường lối chính trị của Đảng.

3. Kiên định, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ trong sinh hoạt, hoạt động lãnh đạo và xây dựng tổ chức của Đảng; thực hiện tốt chế độ tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng; Duy trì thực hiện nghiêm nền nếp, chế độ sinh hoạt đảng.

4. Làm tốt công tác kiểm tra, giám sát, giữ nghiêm kỷ luật Đảng, đấu tranh khắc phục các biểu hiện vi phạm nguyên tắc tổ chức, sinh hoạt Đảng.

5.Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức, cán bộ, tăng cường công tác bảo vệ chính trị nội bộ

6. Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên.

7. Đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo và cầm quyền của Đảng đối với Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân

8. Phòng, chống những nguy cơ, thách thức đối với đảng cầm quyền trong điều kiện thực hiện nhất nguyên.

Vâng, thưa  PGS.TS Đào Duy Quát, một bạn đang học lớp trung cấp lý luận ở Phú Thọ có địa chỉ hung.doanh.dn@gmail.com quan tâm đến nội dung: Qua những bài học về công tác tư tưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga soi chiếu vào công tác tư tưởng của Đảng ta hiện nay, chúng ta cần phải làm tốt vấn đề gì?


PGS.TS Đào Duy Quát

PGS.TS Đào Duy Quát:

Nghiên cứu sâu sắc phương hướng nhiệm vụ công tác tư  tưởng lý luận trong Báo cáo Chính trị Đại hội XII và 4 nhóm nhiệm vụ giải pháp Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nhất là 10 nhiệm vụ giải pháp về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình, tôi thấy Đảng ta đã tiếp thu, kế thừa và vận dụng sáng tạo những bài học về công tác tư tưởng lý luận của Cách mạng Tháng Mười để xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, để lấy lại niềm tin của nhân dân đối với Đảng và chế độ, lãnh đạo thắng lợi sự nghiệp đổi mới toàn diện và đồng bộ, đẩy mạnh CNH-HĐH, hội nhập quốc tế, giữ vững lập trường hòa bình, ổn định, xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tôi xin được nhấn mạnh mấy vấn đề sau:

- Thực sự đổi mới từ lý luận trong toàn Đảng nhất là trong cán bộ lãnh đạo chủ chốt và trong đội ngũ cán bộ tư tưởng lý luận để đi sâu tổng kết thực tiễn để làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn, hoàn thiện hệ thống các quan điểm về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Cung cấp kịp thời các luận cứ khoa học, lý luận cho việc hoạch định, phát triển, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

- Thực sự đổi mới cả nội dung và phương thức công tác để nâng cao chất lượng hiệu quả, phát huy sức mạnh tổng hợp của các binh chủng công tác tư tưởng, công tác lý luận, công tác giáo dục lý luận, công tác tuyên truyền cổ động, hoạt động của hệ thống báo chí, truyền thông, xuất bản, phát hành công tác nghiên cứu và tác động định hướng dư luận xã hội, công tác hóa văn nghệ. Toàn bộ các hoạt động tư tưởng phải tạo sự nhất trí cao trong hành động, đồng thuận trong toàn xã hội, chủ động tích cực, thực hiện thắng lợi đường lối Đại hội XII với tinh thần: Tăng cường rèn luyện đạo đức lối sống và tăng cường kỷ cương nhà nước.

- Một nét đặc sắc của công tác tư tưởng trong cách mạng Tháng Mười Nga là các đồng chí lãnh đạo Đảng của Đảng Bolshevick, đứng đầu là Lênin là các tuyên truyền viên đầy nhiệt huyết và sức thuyết phục trong các buổi diễn thuyết và là người nêu gương, tiên phong thực hiện các quyết định của Đảng.


Quang cảnh buổi tọa đàm trực tuyến

- Bài diễn thuyết với nhan đề “Những nhiệm vụ của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng hiện nay” của Lênin ngày 4/4/1917 tại nhà ga Phần Lan đã đi vào lịch sử về tính thuyết phục công nhân, nông dân và nhân dân lao động Nga đồng tình ủng hộ chủ trương chuyển cách mạng dân chủ tư sản Nga sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Và việc Lênin bất chấp hiểm nguy cải trang để chiều ngày 24/10 trực tiếp đến Điện Smoneyl để chỉ đạo cuộc khởi nghĩa giành chính quyền đã có sức cổ vũ, động viên mạnh mẽ các chiến sĩ trong các đội cận vệ đỏ, các công nhân vũ trang ở các nhà máy và cả binh sĩ trên chiến hạm rạng đông dũng cảm xông lên đánh chiếm các mục tiêu chủ yếu ở Petrograd và cuối cùng tiến vào điện Smolneyl để bắt sống toàn bộ chính phủ lâm thời phản động (trừ Kerenxky). Cho nên công tác tư tưởng của ta cần giáo dục rèn luyện cán bộ đảng viên, nhất là các đồng chí bí thư, cấp ủy cần phấn đấu truyền đạt có sức thuyết phục các chủ trương, nghị quyết của Đảng và nhất là phải là tấm gương, phải nêu gương về đạo đức, phong cách, lối sống trước quần chúng.

Thưa  PGS.TS Đào Duy Quát, bạn đọc có địa chỉ thanhphong1102@gmail.com nêu câu hỏi: Theo đồng chí, chúng ta phải làm gì và làm như thế nào để tuyên truyền giáo dục lý tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng cách mạng tháng Mười Nga, nhất là với thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay?


PGS.TS Đào Duy Quát cùng các đại biểu, khách mời tại buổi tọa đàm

PGS.TS Đào Duy Quát:

Để tuyên truyền giáo dục lý tưởng của Chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và lý tưởng cách mạng tháng Mười Nga, nhất là với thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam XHCN hiện nay, theo tôi cần tập trung làm tốt mấy vấn đề:

+ Thực hiện tốt Chỉ thị của Bộ Chính trị về tăng cường và đổi mới giáo dục lý luận chính trị . Cần làm tốt hơn việc đổi mới nội dung giáo trình lý luận Mác –Lênnin, tư tưởng Hồ Chí Minh trong hệ thống giáo dục phổ thông và cao đẳng, đại học gắn với việc tăng cường bồi dưỡng nâng cao chất lượng, đổi mới phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giáo viên, giảng viên lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Tổ chức Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam cần tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ hàng đầu là giáo dục, rèn luyện lý tưởng, lẽ sống và đạo đức.

+ Một vấn đề cực kỳ quan trọng là tập trung lãnh đạo để hiện thực hóa thắng lợi 8 đặc trưng của CNXH… Hiện thực hóa thắng lợi những đặc trưng, những ưu việt của CNXH là sự giáo dục đạt hiệu quả nhất.

+ Phát huy vai trò của báo chí truyền thống và văn hóa nghệ thuật trong giáo dục lý tưởng và đạo đức cho thanh niên.


 Đồng chí Nguyễn Công Dũng, Phó Tổng Biên tập thường trực
Báo điện tử ĐCSVN phát biểu bế mạc tọa đàm

Kính thưa:  PGS.TS  Đào Duy Quát, nguyên Phó Trưởng ban thường trực Ban Tư tưởng – Văn hóa Trung ương, Cố vấn Chương trình Tọa đàm.

Kính thưa PGS.TS Nguyễn Viết Thảo, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, cố vấn Chương trình Tọa đàm.

Kính thưa Thiếu tướng, PGS.TS Nguyễn Bá Dương, Viện trưởng, Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự, Đồng Trưởng Ban Tổ chức Tọa đàm.

Kính thưa các nhà khoa học, các đồng chí và quý độc giả!

Sau hơn 3 giờ qua, rất nhiều câu hỏi đã được các vị khách mời trả lời rất tâm huyết, trách nhiệm, đầy đủ các nội dung đặt ra. Buổi Tọa đàm thiết thực kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng Mười Nga đã thành công tốt đẹp.

Các ý kiến trả lời bạn đọc rất sâu sắc, giá trị có lý luận và thực tiễn cao, đem đến cho chúng ta những góc nhìn cụ thể, đi sâu phân tích làm sáng tỏ những nội dung về giá trị thời đại, ý nghĩa mở đường và tinh thần khai sáng cho cả một thế kỷ phát triển vừa qua của Cách mạng Tháng Mười Nga; nhìn nhận lại sự phát triển của chủ nghĩa xã hội hiện thực và trào lưu xã hội chủ nghĩa trên thế giới trong một thế kỷ qua; khẳng định những thành tựu to lớn trong công cuộc đổi mới đất nước ta là kết quả của sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam; Đảng, Nhà nước và nhân dân ta kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Các ý kiến tại Tọa đàm chỉ rõ: Thành tựu nổi bật của một thế kỷ xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực. Quá trình cải cách, đổi mới của một số nước XHCN, sự thăng trầm, sức sống và cả những vấn đề còn tồn tại của CNXH hiện thực trong 100 năm qua. Cũng chính từ thực tiễn này, mỗi nước trên con đường xây dựng CNXH hiện thực đã đúc rút được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu, trong quá trình xây dựng CNXH.

Các đại biểu đã phân tích, trao đổi, làm sâu sắc việc vận dụng tư tưởng của Lê-nin và giá trị của Cách mạng Tháng Mười Nga trong đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, chống quan điểm sai trái, thù địch, góp phần bảo vệ nền tảng tư tưởng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước  ta hiện nay. Đặc biệt là nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tuyên truyền, giáo dục giá trị, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng Tháng Mười Nga đối với các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiện nay…

Kính thưa các đồng chí và các bạn!

Trải qua một thế kỷ, Cách mạng Tháng Mười Nga vẫn là sự kiện trọng đại trong lịch sử thời đại, là ngọn hải đăng soi sáng sự nghiệp giải phóng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tiếp tục là nguồn sức mạnh cho phong trào cộng sản và công nhân trên toàn thế giới cũng như đối với cách mạng Việt Nam.


Các vị đại biểu, khách mời chụp ảnh lưu niệm tại buổi tọa đàm

Buổi tọa đàm đến đây là kết thúc!

Thay mặt lãnh đạo Báo điện tử ĐCSVN và Viện Khoa học Xã hội Nhân văn Quân sự Bộ Quốc phòng, tôi xin cảm ơn các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học đã dành thời gian tham gia buổi Tọa đàm trực tuyến quan trọng, đầy ý nghĩa này.  Xin cảm ơn quý độc giả của Báo điện tử ĐCSVN đã tích cực tham gia đặt nhiều câu hỏi xoay quanh các nội dung, chủ đề của Tọa đàm hôm nay. Những câu hỏi chưa được trả lời trực tuyến hôm nay sẽ được Tòa soạn mời các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục trả lời và đăng tải trên Báo điện tử ĐCSVN tới đây.

Kính chúc các đồng chí đại biểu khách mời, quý vị và các bạn sức khỏe và thành công!

Xin cảm ơn quý vị độc giả!

Xin cảm ơn các nhà tài trợ: Mobifone, Liên doanh Việt-Nga Vietsovpetro Công ty TNHH MTV Nhiên liệu Hàng không Việt Nam (SKYPEC) đã đồng hành cùng chương trình

Xin trân trọng cảm ơn!

 

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực