Đảng viên Nguyễn Quý Lạc tâm huyết với công tác Hội

Chủ nhật, 08/12/2019 11:13
(ĐCSVN) - Về Điện Biên, từ các cháu học sinh nơi vùng cao, biên giới, đến các bậc phụ huynh trong tỉnh ai cũng biết, bởi đảng viên, Nhà giáo Ưu tú - Nguyễn Quý Lạc tâm huyết, hết lòng với sự nghiệp giáo dục và công tác Hội CGC.
leftcenterrightdel
Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Quý Lạc ( thứ 4 từ trái sang phải) chụp  ảnh lưu niệm cùng Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phùng Xuân Nhạ

Sinh ra trên quê lúa Hà Nam, những năm 70 của thế kỷ XX, theo tiếng gọi của Đảng, như bao bạn bè cùng trang lứa, nữ sinh Nguyễn Quý Lạc ngược ngàn xung phong lên Tây Bắc "gieo" mầm xanh trong đồng bào các dân tộc. Yêu nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, gắn bó với đất và người Điện Biên, cô giáo Nguyễn Quý Lạc trở thành "Cánh chim đầu đàn" của Trường Tiểu học học số 1 Thị trấn Tuần Giáo  - Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới. Năm 2009 được nghỉ hưu, nhưng chưa nghỉ việc Đảng, việc dân, với tinh thần gương mẫu của người Đảng viên và phẩm chất cao quý nhà giáo, chị đảm trách cương vị Phó Chủ tịch Hội CGC Tỉnh.

Được giao nhiệm vụ, chị luôn trăn trở: "Với một tỉnh nghèo, đặc biệt khó khăn, công tác CGC bắt đầu từ đâu?  làm gì và làm như thế nào để xây dựng, phát triển tổ chức Hội; để Hội sát cánh cùng ngành Giáo dục - Đào tạo xây dựng xã hội học tập trong cộng đồng các dân tộc?". Câu hỏi ấy luôn thường trực trong suy nghĩ trên cương vị người lãnh đạo Hội CGC.

Từ vai trò của Hội CGC là: Phát huy truyền thống, năng lực trí tuệ và phẩm chất của Nhà giáo, tiếp tục góp phần thực hiện chiến lược phát triển giáo dục - đào tạo. Tham gia công tác Khuyến học, Khuyến tài. Xây dựng gia đình hội viên là tấm gương sáng trong cộng đồng. Không ngừng chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ quyền, lợi chính đáng của hội viên. Chị cùng Ban chấp hành và Chủ tịch Hội, dồn tâm huyết xây dựng tổ chức Hội từ tỉnh đến cấp huyện và cơ sở xã, phường , thị trấn. Chị chủ động tham mưu, đề xuất để cấp ủy, chính quyền các cấp làm chuyển biến sâu sắc trong nhận thức về vị trí, vai trò của Hội trong nhân dân. Trên cơ sở đó cấp ủy, chính quyền đích thân lãnh đạo, chỉ đạo công tác CGC, hướng tới mục tiêu xây dựng "xã hội học tập" và "học tập suốt đời". Quá trình xây dựng tổ chức Hội được tiến hành đồng bộ, cùng với bước đi phù hợp. Trước hết, Hội chọn điểm chỉ đạo chung để rút kinh nghiệm; sau đó tiếp tục phát triển tổ chức hội và hội viên. Với phương châm hành  động "Ở đâu có tổ chức chính trị - xã hội, ở đâu có các nhà giáo nghỉ hưu thì ở đó có tổ chức và hoạt động của Hội CGC. Đến nay Hội CGC Tỉnh phát triển với gần 2.000 hội viên ở 8 đơn vị trực thuộc. Trên cương vị của mình, chị đề xuất cấp có thẩm quyền, cơ sở giáo dục - đào tạo thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác giáo dục - đào tạo. Xây dựng chương trình hành động, ký kết quy chế phối hợp với các cơ quan hữu quan. Trong công tác xây dựng quỹ hội, thông qua hoạt động kết nối, kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức từ thiện, các mạnh thường quân giúp đỡ nguồn lực, đồ dùng sinh hoạt, học tập, các phương tiện nghe, nhìn trao, tặng các trường trong tỉnh. 

Vượt lên hạn chế về  sức khỏe, chị thường xuyên về với các huyện, xã, bản vùng cao, biên giới để nắm thực trạng tổ chức hoạt động Hội. Thăm hỏi, động viên tặng, thưởng, trao quà cho giáo viên, học sinh. Từ việc sâu sát cơ sở, lắng nghe ý kiến hội viên đã giúp chị phát hiện để nhân điển hình tiên tiến. Đồng thời bổ sung, điều chỉnh biện pháp trong tham mưu, chỉ đạo,  đưa công tác Hội trên địa bàn tỉnh ngày càng phát triển, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả và bền vững.

Hãy “Làm những gì tốt nhất, để tiếp tục đóng góp một phần nhỏ bé của mình cho xã hội" - Đó là sự chia sẻ chân thành, khiêm nhường, tâm huyết của chị trong công tác Hội. Ghi nhận quá trình cống hiến và trưởng thành, chị Nguyễn Quý Lạc vinh dự được tặng thưởng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng; Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú cùng nhiều phần thưởng cao quý khác./.


Đỗ Quang Khải

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực