Công bố và giới thiệu chỉ số chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa của ASEAN 2018

Thứ hai, 01/10/2018 17:53
(ĐCSVN) - Chỉ số Chính sách SME ASEAN (SME PI) được thực hiện trên cơ sở một dự án hợp tác giữa Ban Thư ký ASEAN và OECD. Chỉ số SMEPI là một công cụ phân tích được phát triển bởi OECD, hợp tác với các đối tác quốc tế nhằm đánh giá độc lập và so sánh độc lập về chính sách SME của các nền nền kinh tế.

Đây là thông tin được nêu ra tại Hội nghị công bố và giới thiệu Chỉ số chính sách doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) của ASEAN năm 2018 diễn ra chiều 1/10 tại Hà Nội. Hội nghị do Cục Phát triển doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Các đại biểu dự Hội nghị. (Ảnh: P.V)

Tại ASEAN, SMEPI được thực hiện trên cơ sở hợp tác với Ban Thư ký ASEAN và được thực hiện trên cơ sở phối hợp với Viện Nghiên cứu Kinh tế ASEAN và Đông Á (ERIA), và với sự đóng góp của các chuyên gia tại các quốc gia ASEAN.

Mục tiêu chính của phương pháp SME PI là thu thập một loạt thông tin về đầu vào chính sách, hài hòa thông tin này và biến đổi phần lớn đầu vào định lượng thành chỉ số định lượng có thể so sánh giữa các nền kinh tế và thời gian. Bằng cách triển hai SME PI theo định kỳ, trung bình cứ 3 đến 4 năm, các nền kinh tế tham gia có thể đánh giá chính sách của họ dần dần phù hợp với thực tiễn tốt trên thế giới, đáp ứng nhu cầu của người dân SME và hội tụ mục tiêu và nguyên tắc được đặt ở cấp độ khu vực.

Theo thống kê của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), hiện nước ta có gần 600.000 DNNVV, chiếm khoảng 97,5% tổng số doanh nghiệp đang hoạt động thực tế. Tuy nhiên, trong tổng số gần 600.000 DNNVV của Việt Nam, số doanh nghiệp quy mô vừa chỉ chiếm 1,6%, còn lại là doanh nghiệp quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Tổng số vốn đăng ký của các DNNVV đạt xấp xỉ 121 tỷ USD, chiếm 30% tổng số vốn đăng ký của các doanh nghiệp. Hàng năm, các DNNVV đóng góp khoảng 40% GDP; 30% nộp ngân sách nhà nước, 33% giá trị sản lượng công nghiệp, 30% giá trị hàng hóa xuất khẩu và tạo ra gần 60% việc làm...

Được biết, SMEPI ASEAN năm 2018 đánh giá trên 8 lĩnh vực chính sách khác nhau, bao gồm: Năng suất, công nghệ, đổi mới; chính sách môi trường và SME; tiếp cận tài chính; tiếp cận thị trường và quốc tế hóa; khuôn khổ thể chế; pháp lý, quy định và thuế; giáo dục và kỹ năng kinh doanh; tinh thần doanh nghiệp xã hội và toàn diện. Báo cáo được hoàn thành với sự hỗ trợ của Ủy ban Điều phối ASEAN về doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (ACCMSME) và các thông tin cung cấp từ hơn 300 nhà hoạch định chính sách.

Báo cáo được thực hiện trong quý 2 và quý 3 của năm 2017 và được dựa vào hơn 600 chỉ số. Theo đó, Báo cáo đã đưa ra một số phát hiện quan trọng cụ thể:

MSMEs chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực bán buôn và bán lẻ với mức độ không chính thức khá cao. Trong khi không có con số chính xác về sự không chính thức của doanh nghiệp trong khu vực, dữ liệu về việc làm không chính thức, cả trong các doanh nghiệp chính thức và không chính thức, cho thấy thực tế này phổ biến ở hầu hết các nước thành viên ASEAN.

Sự phát triển của SME là một ưu tiên ngày càng tăng đối với các nhà hoạch định chính sách trong ASEAN vì họ tìm cách thiết lập một cơ sở rộng lớn hơn cho tăng trưởng của SME đồng thời bảo đảm sự toàn diện và sức bật. Việc thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN năm 2015 đã củng cố động lực này để tìm cách thu hẹp khoảng cách thu nhập đáng kể giữa và trong các nước thành viên ASEAN.

Hầu hết các nước ASEAN đều tích cực trong lĩnh vực chính sách SME và áp dụng kết hợp các cách tiếp cận mục tiêu. Họ có xu hướng ưu tiên các biện pháp cắt giảm nạn quan liêu và đơn giản hóa thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời có xu hướng tập trung vào các biện pháp nâng cao năng suất và tăng khả năng tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp.

Một số nước thành viên ASEAN coi chính sách SME là một công cụ cốt lõi để nâng cao phúc lợi. Chính sách SME có một cách tiếp cận xã hội rõ rệt trong phần lớn các nước thành viên ASEAN và ở một số nước đặc biệt như Indonesia và Philippines, đã được sử dụng như một công cụ cốt lõi để thúc đẩy các mục tiêu chính sách xã hội.

Cải thiện đáng kể có thể được quan sát từ đánh giá cuối cùng. Mặc dù các thay đổi phương pháp luận giới hạn sự so sánh các điểm số, tiến bộ đáng kể có thể quan sát thấy từ năm 2014. Những tiến bộ đáng chú ý diễn ra trong các lĩnh vực dịch vụ phát triển kinh doanh, tiếp cận thương mại điện tử và tích hợp chuỗi giá trị toàn cầu.

Báo cáo năm 2018 được xây dựng dựa trên đánh giá tương tự thực hiện năm 2014, Chỉ số Chính sách SME ASEAN 2014, cũng như các đánh giá Chỉ số Chính sách SME được thực hiện tại các khu vực đối tác khác của OECD.

Hà Anh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực