James Boat nỗ lực vươn ra biển lớn

Thứ tư, 31/10/2018 16:11
(ĐCSVN) - Công ty CP công nghệ James Boat được thành lập tháng 7 năm 2013 do Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà nội cấp và được Sở Khoa học và Công nghệ TP Hà Nội chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
Đóng tàu cá bằng vật liệu mới tại Công ty James Boat. (Ảnh: Đ.H)

Công ty CP công nghệ James Boat đã tiếp nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ thiết kế, chế tạo ca nô tàu thuyền và các công trình nổi bằng vật liệu mới PPC (Copolymer polypropylene của hãng Rochling CHLB Đức hãng sản xuất) và sở hữu công nghệ chế tạo tàu thuyền bằng công nghệ Vacuum coposite công nghệ hút chân không được chuyển giao từ Cộng hòa Croatia. Các sản phẩm tàu thuyền bằng vật liệu PPC được sử dụng ở châu Âu hơn 20 năm và vào Việt Nam gần 10 năm nay.

Hiện nay Công ty có hơn 100 cán bộ công nhân viên, lương trung bình của công nhân là 10 triệu đồng/tháng. Với vốn đầu tư ban đầu là hơn 2 triệu USD, doanh thu trong gần 5 năm qua là trên 1.000 tỷ đồng. Công ty thực hiện nghiêm chỉnh việc đóng thuế cho nhà nước theo quy định hiện hành.

Theo ông Nguyễn Kim Sơn, Tổng giám đốc, Chủ tịch HĐQT Công ty, trong quá trình xây dựng và phát triển, Công ty luôn nhận được sự ủng hộ của các cơ quan chức năng trong việc cấp giấy phép có cơ sở pháp lý để Công ty phát triển trong lĩnh vực chế tạo tàu thuyền. Đồng thời, cán bộ công nhân viên của Công ty đoàn kết cần cù và sáng tạo trong nghiên cứu và sản xuất, ứng dụng công nghệ. Với công nghệ mới có tính năng vượt trội, bảo vệ môi trường, sản phẩm của Công ty được khách hàng đánh giá rất cao, hoạt động hiệu quả, đặc biệt là Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Cục Hàng hải Việt Nam.

Sau 5 năm thành lập đến nay, Công ty CP công nghệ James Boat đã chế tạo và bàn giao hàng trăm sản phẩm ca nô tàu thuyền bằng vật liệu PPC cho lực lượng ninh quốc phòng, và các đối tác nước ngoài như: sản xuất 52 xuồng tuần tra cao tốc MS-50S cho lực lượng Bộ tư lệnh Cảnh sát biển và Bộ tư lệnh Biên phòng Việt Nam – Bộ quốc phòng; 10 ca nô PCCC và cứu nạn cứu hộ cho Cục Cảnh sát PCCC cứu nạn và cứu hộ - Bộ Công an; xuồng công tác, xuồng cứu hộ cứu nạn cho viện thiết kế Tàu quân sự; thuyền vượt sông nhẹ cho viện kỹ thuật công binh – BTL Công binh; bến cập tàu thuyền cho Cảnh sát đường thuỷ Đà Nẵng; bến cập cho Cảnh sát đường thuỷ Quảng Ninh; bến cập thuỷ phi cơ cho công ty CP hàng không Hải Âu; bến cập tàu thuyền du thuyền tại đảo Tuần Châu  - Hạ Long; tàu chở khách cho Tập đoàn Vingroup; xuồng tuần tra cao tốc MS 50F cho Bộ chỉ huy biên phòng tỉnh Quảng Ninh; ca nô công tác cứu hộ cứu nạn cho trạm Biên phòng Tuần Châu – Quảng Ninh; hàng trăm ca nô tàu thuyền xuất khẩu cho các nước Châu phi và Châu âu: Nigeria, Croatia, Fiji… Và nhiều dự án khác….. cho đối tác tư nhân.

Trong đó có nhiều sản phẩm đã sử dụng được gần 5 năm nhận được sự tín nhiệm và hài lòng các đơn vị sử dụng với các tính năng vượt trội như: Độ bền cao, chịu được va đập mạnh, tiết kiệm chi phí bảo dưỡng, tiết kiệm nhiên liệu, Không hấp thụ nhiệt, đặc biệt thân thiện với môi trường, an toàn cho sức khỏe trong quá trình chế tạo và cho người sử dụng, sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu nhiệm vụ trong lực lượng an ninh quốc phòng đề ra và đáp ứng tốt các yêu cầu của đối tác tư nhân. Tàu thuyền hết hạn sử dụng có thể tái chế 100%.

Trong bối cảnh Việt Nam đã và đang tích cực, chủ động hội nhập quốc tế, hiện Công ty đang mở rộng quan hệ hợp tác với các công ty đóng tàu thuyền của đối tác nước ngoài về việc thiết kế chế tạo ca nô tàu thuyền và các công trình bằng vật liệu mới PPC và chuyển giao công nghệ Vacuum composite như: Cộng hòa Liên bang Đức; Anh; Cộng hòa Séc; Cộng hòa Croatia; Cộng hòa Sri Lanka; Philipin…

Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động, Công ty cũng gặp một số khó khăn nhất định. Theo ông Nguyễn Kim Sơn, do công nghệ mới áp dụng vào Việt Nam chưa có tiền lệ nên các cơ quan quản lý gặp khó khăn và lúng túng. Các văn bản pháp luật của Nhà nước còn rườm rà, chồng chéo gây khó khăn, cản trở và năng lực quản lý của các cơ quan chức năng chưa theo kịp công nghệ mới của quốc tế khi được chuyển giao công nghệ về Việt Nam. Cục đăng kiểm Việt Nam chưa mở rộng hợp tác quốc tế với các tổ chức đăng kiểm quốc tế. Như, trong thời gian qua Cục đăng kiểm Việt Nam đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác với cơ quan đăng kiểm Cộng hòa Séc Cs Lloyd. Nhưng văn bản này về phía Việt Nam chưa được triển khai thực hiện nghiêm túc. Xuất phát điểm của Công ty mới chỉ dựa trên khả năng nội lực, chưa nhận được những chính sách ưu đãi của Nhà nước như: tài chính, thuê và sử dụng đất đai, đào tạo nguồn nhân lực.

Để giúp và tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty tiếp tục phát triển, nâng cao năng lực sản xuất tàu thuyền trong thời gian tới, Theo ông Nguyễn Kim Sơn, Chính phủ xem xét và giải quyết cho Công ty được thuê lại dài hạn 8ha trên 13ha của Công ty TNHH MTV đóng tàu Sông Hồng tại Tổ 21 phường Trần Phú – Q.hoàng Mai – Hà Nội. Hiện tại diện tích trên do Công ty Sông Hồng quản lý đang để nhàn rỗi. Cải cách hơn nữa thủ tục hành chính và đầu tư tại Cục đăng kiểm Việt Nam theo hướng thông thoáng tiện lợi cho doanh nghiệp. Chính phủ chỉ đạo Cục đăng kiểm tích cực và chủ động hợp tác với các cơ quan đăng kiểm quốc tế trong đó có cơ quan đăng kiểm Cộng hòa Séc, Cộng hòa Croatia trong việc đóng tàu thuyền hiện nay ở Việt Nam nhằm chống độc quyền tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các cơ qua đăng kiểm trong và ngoài nước…

Đặng Hiếu

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực