Tôn vinh các cựu sinh viên Học bổng Chính phủ Australia mới về Việt Nam

Thứ năm, 20/12/2018 09:30
(ĐCSVN) – Đại sứ quán Australia tại Hà Nội đã tổ chức buổi gặp gỡ các cựu sinh viên Australia mới về Việt Nam chiều tối ngày 18/12 qua.

Các cựu sinh viên Học bổng Chính phủ Australia tại buổi lễ (Ảnh: P.V)

Tham dự buổi lễ có 30 trong số 80 cựu sinh viên mới về nước và 50 cựu sinh vừa hoàn thành các dự án được nhận kinh phí từ Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia. Đây là cơ hội để tôn vinh những thanh tựu về mặt học thuật của các cựu sinh mới về nước, đồng thời kết nối họ với những lớp cựu sinh viên trước để giúp họ học hỏi thêm về việc áp dụng những kiến thức đã học được từ Australia vào công việc tại Việt Nam. Những dự án do cựu sinh thực hiện với sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ Cựu sinh viên Australia là một trong nhiều ví dụ cho thấy những đóng góp đáng kể của các lớp cựu sinh viên Australia vào sự phát triển của Việt Nam.

Phát biểu tại sự kiện Đại sứ Craig Chittick cho biết: ““Chúng tôi rất tự hào khi được hỗ trợ cựu sinh theo đuổi đam mê và áp dụng những kiến thức, kĩ năng đã học được từ nền giáo dục hàng đầu thế giới của Australia để đóng góp cho cộng đồng. Tôi khuyến khích tất cả các cựu sinh viên chủ động tham gia Quỹ Hỗ trợ cựu sinh viên Australia để có cơ hội góp phần vào sự thịnh vượng và phát triển toàn diện của Việt Nam.”

Tại buổi lễ, chị Phạm Thị Chung, Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Nguồn nhân lực và Quan hệ doanh nghiệp, đã chia sẻ tại buổi lễ: “Việc học tại Australia đã giúp tôi hoàn thiện bản thân. Tôi đam mê việc được tiếp xúc với những khái niệm mới, những cách làm việc mới, khiến tôi biết rõ và sử dụng thế mạnh của mình tốt hơn. Ngoài phát triển chuyên môn, tôi cũng đã có được những tình bạn và mối quan hệ đáng quý cho công việc và cuộc sống của mình tại Việt Nam.”

Cũng dịp này, chị Phan Thuý Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu dược liệu Hà Nội, Viện dược liệu quốc gia chia sẻ: “Quỹ Hỗ trợ cựu sinh viên Australia đã giúp tôi và hai cựu sinh cùng nhóm nhân rộng mô hình Lớp học nông dân sản xuất và kinh doanh (FBS), một sáng kiến của Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia (ACIAR), tới 4 nhóm nông dân ở Lào Cai. Mô hình này giúp nâng cao năng lực sản xuất hướng tới thương mại hoá của các nhóm nông dân tại địa phương.”

Trong khi đó, anh Bùi Đăng Minh, Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong, chia sẻ về dự án cập nhật cuốn sách “54 Dân tộc: Vì sao khác biệt?” và những hỗ trợ từ Quỹ Hỗ trợ cựu sinh viên Australia trong quá trình hoàn thành dự án của mình.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực