Đào tạo nghề ngắn hạn phục vụ chương trình phát triển nông thôn mới

Thứ sáu, 20/12/2013 16:19

(ĐCSVN) – Trong những năm qua, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, được sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, dạy nghề đang ngày càng phát triển. Dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề cho lao động nông thôn gắn kết chặt chẽ với sản xuất đã và đang tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng lao động bước đầu đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế.

Thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 nhiều tỉnh thành phố trong cả nước đã chú trọng phát triển các cơ sở đào tạo nghề, bước đầu đáp ứng được nhu cầu nhân lực, nhằm đáp ứng nhu cầu học nghề để tìm việc làm và tự tạo việc làm của người lao động; đồng thời góp phần quan trọng vào sự phát triển của kinh tế - xã hội của địa phương nói riêng và đất nước nói chung.

Song song với đó, với phương thức và thời gian tổ chức đào tạo nghề đa dạng, phong phú như nghề thêu ren, nghề thủ công mỹ nghệ, may công nghiệp,… các lớp được tổ chức dạy tại khu dân cư đã tạo điều kiện cho người lao động học nghề thuận tiện hơn, thu hút được số lượng lớn lao động khu vực nông thôn tham gia. Học viên sau khi học nghề đều áp dụng thành công những kiến thức đã học trong việc tự tạo việc làm, nâng cao năng suất lao động, cải tiến phương thức sản xuất và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Dưới đây là một số hình ảnh về các ngành nghề được nhiều địa phương lựa chọn nhằm giải quyết việc làm cho lao động khu vực nông thôn.

 

 Nghề thêu ren tại Lao Cai đã và đang tạo được nhiều việc làm với mức thu nhập ổn định cho người dân

 

  ... Là tỉnh có tiềm lực về nguồn lao động trẻ, tỉnh Thái Bình đã phối hợp với các địa phương mở các xưởng may công nghiệp tạo việc làm cho hàng nghìn lao động

 

 Nghề cơ khí được nhiều thanh niên ở Ninh Bình lựa chọn

 

 Nghề mây tre đan ở Phú Thọ đang giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn

 

 Mô hình trồng cam ở huyện Cao Phong (Hòa Bình)

 

 Mô hình trồng hoa ở Tây Tựu (Hà Nội)


Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực