Chỉ thị 40 và đổi thay đồng vốn tín dụng chính sách ở Quảng Ninh, Quảng Bình

Thứ năm, 12/12/2019 09:57
(ĐCSVN) - Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội sau 5 năm triển khai, đến nay đã thu được những kết quả quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi để NHCSXH huyện Quảng Ninh (Quảng Bình).

Cụ thể, nhờ Chỉ thị, các cấp, ngành lien quan đã đảm bảo được nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng góp phần thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách, các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đã đề ra về giảm nghèo, tạo việc làm, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.

leftcenterrightdel
Bà con làm thủ tục nhận vốn vay ưu đãi tại Điểm giao dịch xã (Ảnh: T.N) 

Ngay sau khi có Chỉ thị 40, NHCSXH huyện đã chủ động làm tốt công tác tham mưu huyện ủy, UBND, HĐND và các phòng có liên quan trong việc ban hành các văn bản chỉ đạo về việc tổ chức triển khai tới từng đơn vị. Cũng nhờ quán triệt Chỉ thị 40, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội đã được tăng cường rõ rệt. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Hội đoàn thể các cấp cũng đã chú trọng hơn đối với việc chỉ đạo cấp cơ sở phối hợp tốt với NHCSXH trong việc thực hiện các chương trình tín dụng chính sách; thực hiện công tác củng cố, nâng cao chất lượng tín dụng; tăng cường kiểm tra giám sát, hướng dẫn người vay sử dụng vốn hiệu quả phối hợp thực hiện đối chiếu, phân tích nợ vay của hộ nghèo và các đối tượng chính sách; tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ về tín dụng chính sách xã hội.

Đến 30/9/2019, tổng dư nợ của PGD NHCSXH huyện Quảng Ninh đạt 323.044 triệu đồng, tăng so với đầu năm 12.106 triệu đồng, đạt 88,3% kế hoạch giao với. Toàn huyện có 7.974 hộ còn dư nợ, bình quân dư nợ 41 triệu đồng/hộ. Trong đó, dư nợ từ nguồn vốn Trung ương 318.182 triệu đồng, tăng 11.099 triệu đồng; dư nợ từ nguồn vốn ngân sách địa phương 4.863 triệu đồng, tăng 1.008 triệu đồng so với đầu năm.

Đặc biệt ở các xã biên giới, vùng sâu, vùng xa, nguồn vốn ưu đãi đã kề vai sát cánh với người nghèo, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân 2,4%/năm, tăng thu nhập hộ nghèo khoảng 1,74%.

leftcenterrightdel
Cơ sở may hàng xuất khẩu của anh Đỗ Trung Hiếu đã giải quyết việc làm ổn định cho nhiều lao động ở địa phương (Ảnh: T.N) 

Có thể kể đến, gia đình anh Đỗ Trung Hiếu ở thôn Vĩnh Tuy 2, xã Vĩnh Ninh được vay vốn hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ NHCSXH huyện Quảng Ninh đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà xưởng và thiết bị máy móc để gia công các loại áo, quần xuất khẩu, tạo điều kiện giải quyết việc làm ổn định cho 60 lao động ở địa phương với mức thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng và đưa lại lợi nhuận 150 - 200 triệu đồng/tháng.

Hay như gia đình anh Lê Bá Diện ở thôn Quyết Tiến, xã Hàm Ninh vay 100 triệu đồng để đầu tư khu chuồng trại chăn nuôi bò, lợn hiện nay trang trại của anh có 5 con bò, hơn 15 con lợn hứa hẹn cho thu nhập khá cao trong thời gian tới. Hiệu quả từ các chương trình tín dụng chính sách do NHCSXH triển khai đã góp phần rất lớn trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo bảo đảm an sinh xã hội, tạo công ăn việc làm, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Hiện nay, toàn huyện có 210 Tổ tiết kiệm và vay vốn với 7.974 nghìn hộ gia đình vay vốn. Chính vì được sự chỉ đạo, quan tâm của các cấp, ngành huyện Quảng Ninh đã tạo cho NHCSXH nâng cao chất lượng hoạt động; nhân dân được hưởng lợi hơn, có thêm cơ hội đầu tư phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững, ổn định đời sống.

Các hộ đều sử dụng nguồn vốn đúng mục đích, phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn và chấp hành nghiêm túc việc trả nợ gốc và lãi khi đến hạn. Đặc biệt, các hộ vay vốn đã tự nguyện tham gia gửi tiết kiệm hàng tháng theo quy ước hoạt động của Tổ tiết kiệm và vay vốn, như một hình thức tích góp để hỗ trợ trả lãi khi gặp khó khăn và trả  nợ gốc khi đến hạn. Từ nguồn vốn ưu đãi của ngân sách huyện, các hộ đã đầu tư xây dựng mô hình phát triển kinh tế gia đình rất hiệu quả. Đây thực sự là chiếc cần câu, là đòn bẩy giúp người dân giảm nghèo bền vững, làm giàu chính đáng và giải quyết việc làm cho lao động ở địa phương.

Phát huy những thành quả đạt được, trong thời gian tới NHCSXH huyện Quảng Ninh tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiều giải pháp; lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến ngư, xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả, các làng nghề truyền thống trong nông thôn, dự án khả thi nhằm phát triển kinh tế-xã hội mang tính thiết thực, hiệu quả cao. Đặc biệt thực hiện hiệu quả Chỉ thị 40 của Ban Bí thư TW Đảng, tích cực tham gia phong trào “Chung tay vì người nghèo, không để ai bỏ lại phía sau”, gắn hoạt động tín dụng chính sách với chương trình giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới.

Song Minh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực