FAO: Châu Á – Thái Bình Dương cần hành động chống suy dinh dưỡng

Thứ bảy, 11/11/2017 19:59
(ĐCSVN) – Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) nhấn mạnh sự cần thiết phải hành động chống lại tình trạng suy dinh dưỡng và khuyến khích tiêu thụ thực phẩm lành mạnh hơn tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Những bữa ăn dành cho trẻ em tại trường học (Ảnh: WB)

Theo báo cáo được trình bày tại hội nghị chuyên đề do FAO, Chương trình Lương thực thế giới (WFP), Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Ngân hàng thế giới (WB) đồng tổ chức tại Bangkok ngày 10/11, châu Á – Thái Bình Dương cần nhanh chóng thực hiện những việc làm kể trên nhằm giảm thiểu việc tiêu thụ thực phẩm không lành mạnh vốn đang ngày càng gia tăng trong khu vực.

Bên cạnh đó, nghiên cứu vừa được công bố cũng đề xuất các khoản đầu tư mới dành cho nông nghiệp và các lĩnh vực khác để chống suy dinh dưỡng, đó là cải thiện vệ sinh, tiếp cận nước uống an toàn, cải thiện chế độ dinh dưỡng trong 1.000 ngày đầu tiên của đứa trẻ và những chính sách nhằm tăng tiêu thụ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng.

Bà Kadhavi Kadiresan, Trợ lý Tổng giám đốc FAO và Đại diện Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cho biết: "Ăn uống tốt sẽ tùy thuộc vào mức độ nhận thức của cộng đồng đối với các lựa chọn thực phẩm lành mạnh, cũng như các hệ thống cần phải bền vững, hiệu quả và giá cả phải chăng, trong khi vẫn có khả năng sản xuất loại thực phẩm đó”. "Nếu chúng ta đạt được Mục tiêu Không có ai bị đói trong khu vực này, chúng ta phải đầu tư để cải thiện hệ thống lương thực và chia sẻ kiến thức và nguồn lực nhằm ứng phó với những thách thức về ăn uống và dinh dưỡng” – bà nói thêm.

Theo báo cáo, trong khi tình hình an ninh lương thực của hàng triệu người ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã được cải thiện, thì một số khu vực lại vẫn đang phải chịu nhiều đau khổ liên quan đến nạn đói và suy dinh dưỡng. Số liệu mới nhất cho thấy gần một nửa tỷ người đang thiếu dinh dưỡng ở châu Á – Thái Bình Dương.

Tình hình cũng đặc biệt nghiêm trọng đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Nhìn chung, trong số 4 trẻ thì có 1 em bị còi cọc, chậm tăng trưởng. Báo cáo cũng chỉ ra rằng trong 15 năm qua, béo phì đang gia tăng, với sự gia tăng đáng kể số trẻ em béo phì, đặc biệt ở Nam Á (3 –7%) và châu Đại Dương (5 – gần 10%).

Báo cáo của FAO cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải có những ý tưởng sáng tạo hơn để giảm tổn thất và lãng phí thực phẩm một cách có hiệu quả, và về mặt chi phí, điều này cũng góp phần cải thiện hệ thống lương thực của chúng ta nói chung.

Theo FAO, mặc dù những khổ đau liên quan tới nạn đói vẫn gia tăng ở một số vùng trong khu vực, nhưng mục tiêu Không có ai bị đói vào năm 2030 vẫn có thể đạt được./.

Khánh Linh (Theo UN, AFP)

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực