Thả cá ngày ông Táo: Những hình ảnh đẹp và chưa đẹp

Thứ năm, 08/02/2018 22:18
(ĐCSVN) – Ngày 8/2 (tức 23 tháng Chạp), theo phong tục, nhiều người dân Thủ đô đã đến khu vực sông, hồ để thả cá tiễn ông Táo về trời.
Ngày 23 tháng Chạp, những địa điểm như Hồ Tây, Hồ Gươm, cầu Long Biên rất đông người đến thả cá chép.
Tục thả cá chép tiễn ông Táo về trời đã có từ xưa trong văn hóa Việt Nam.
Theo truyền thuyết, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo quân sẽ bay về chầu trời.
Để ông Táo có "phương tiện" về chầu trời, người ta thường chuẩn bị 3 con cá chép thả trong chậu nước; sau khi cúng xong, sẽ đem cá phóng sinh xuống sông hay ao, hồ.
Phong tục thả cá chép ngoài tín ngưỡng còn mang ý nghĩa phóng sinh, làm việc thiện.
Vì vậy, nhiều gia đình dạy cho con em về truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Để bảo vệ môi trường, giảm thiểu lượng túi ni lông thải ra trong dịp này, nhiều nhóm tình nguyện túc trực tại các địa điểm như cầu Long Biên, hồ Tây... giúp người dân thả cá.
Tại cầu Long Biên, nhóm tình nguyện Cá chép vàng chuẩn bị sẵn những thùng nước có buộc dây giúp người dân thả cá.
So với những năm trước, hầu hết người dân đã có ý thức bảo vệ môi trường trong việc thả cá.

Không còn tràn lan cảnh ném, đổ ụp hay vứt cả túi nilon cùng cá xuống hồ.

Nhưng vẫn còn một số người dân tùy tiện vứt tro, lễ xuống sông hồ gây ô nhiễm môi trường.

 

Ở khu vực hồ Tây, bà Đinh Thị Hòa và bà Phùng Thị Thanh (Chi hội Phụ nữ phường Bưởi, quận Tây Hồ) túc trực ở các điểm thả cá để nhắc nhở người dân không vứt túi nilon và tro, lễ xuống hồ.

Phạm Cường

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực