Vĩnh Phúc: phát triển làng nghề theo theo hướng bền vững

Thứ tư, 31/10/2018 20:00
(ĐCSVN) - Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã tập trung chỉ đạo cơ quan chuyên môn quản lý chặt chẽ môi trường sản xuất tại các làng nghề, khuyến khích người dân đầu tư cơ sở vật chất, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất theo hướng thân thiện với môi trường nhằm phát triển làng nghề theo hướng bền vững.
Ảnh minh họa. (Nguồn: A.N)

Theo thống kê, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 27 làng nghề truyền thống được UBND tỉnh công nhận với gần 20.000 cơ sở đang hoạt động. Trong đó, có 5.000 cơ sở chế biến bảo quản nông, lâm, thủy sản; 5.000 cơ sở thủ công, mỹ nghệ; 4.000 cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng; 3.000 cơ sở chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn; 1.500 cơ sở xây dựng, vận tải nội bộ và 800 cơ sở gây trồng, kinh doanh sinh vật cảnh. Tổng số lao động làm việc tại các làng nghề là hơn 54.000 người, thu nhập trung bình từ 5 – 10 triệu đồng/người/tháng.

Xác định việc đảm bảo môi trường sản xuất là yếu tố then chốt để làng nghề phát triển bền vững, tỉnh Vĩnh Phúc giao cơ quan chuyên môn phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện quy hoạch, xây dựng khu làng nghề tập trung, đầu tư hạ tầng kỹ thuật xử lý chất thải; đẩy nhanh tiến độ bồi thường, giải phóng mặt bằng nhằm sớm di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu vực dân cư; hướng dẫn người dân áp dụng để giảm thiểu, xử lý chất thải phát sinh trong sản xuất; tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề.

Nhằm đảm bảo môi trường sản xuất tại các làng nghề trong thời gian tới, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng chỉ đạo các địa phương tiếp tục đẩy nhanh tiến độ GPMB để hoàn thiện khu sản xuất tập trung. Đa dạng hóa hình thức huy động vốn cho việc hỗ trợ hoạt động sạch hơn tại các làng nghề. Tăng cường tổ chức đào tạo, tập huấn cho chủ cơ sở sản xuất tại làng nghề về vấn đề xử lý chất thải trong sản xuất.

A.N

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực