Hơn 11.000 lao động nông thôn ở Tuyên Quang được đào tạo nghề

Thứ ba, 03/12/2013 10:43

Bà Lê Thị Dung, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Tuyên Quang cho biết: Sau 3 năm thực hiện Đề án 1956 của Thủ tướng Chính phủ về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, tỉnh Tuyên Quang đã đào tạo nghề cho hơn 11.000 lao động với gần 30 ngành nghề. Trong đó hơn 8.000 người được học nghề và có việc làm ổn định, trên 1.200 lao động cùng gia đình phát triển kinh tế, thoát nghèo.

 

 Ảnh minh họa. (nguồn: báo Tuyên Quang)


Thời gian tới, tỉnh Tuyên Quang tiếp tục tranh thủ sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp, các ngành đầu tư nâng cấp, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đầu tư kinh phí thực hiện điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, phát triển đội ngũ giáo viên, xây dựng chương trình, giáo trình. Tỉnh cũng sẽ lồng ghép Đề án 1956 với các chương trình dự án phát triển kinh tế - xã hội khác nhất là với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại mỗi địa phương.

3 năm qua, từ kinh phí được hỗ trợ theo Đề án 1956, tỉnh Tuyên Quang dành hơn 31 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị cho các cơ sở dạy nghề, phối hợp với các cơ quan chức năng biên soạn, chỉnh sửa bổ sung 45 chương trình, giáo trình mới phù hợp nhu cầu của người lao động và đáp ứng được yêu cầu phát triển của khoa học công nghệ. Việc p hát triển giáo viên, cán bộ quản lý dạy nghề cũng được quan tâm thông qua việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ và nâng cao trình độ quản lý, điều hành. Hiện nay, Tuyên Quang có 13 cơ sở dạy nghề, trong đó có 1 trường cao đẳng nghề, 2 trường trung cấp nghề, 2 trường trung học chuyên nghiệp có hoạt động dạy nghề, 1 trung tâm sự nghiệp có hoạt động dạy nghề và 8 trung tâm dạy nghề.

Hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tuyên Quang căn cứ vào quy mô và kế hoạch đào tạo của các cơ sở dạy nghề để triển khai lựa chọn, giao kế hoạch cho các huyện. Sở ký hợp đồng đào tạo nghề với các cơ sở dạy nghề cùng điều kiện các cơ sở này phải liên hệ và giới thiệu việc làm cho lao động, đảm bảo hơn 70% người học có việc làm sau khi học nghề...Tuyên Quang tổ chức nhân rộng và xây dựng các mô hình dạy nghề, ưu tiên dạy nghề ở những vùng chuyên canh, xã xây dựng nông thôn mới./.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ý kiến bình luận
Họ và tên
Email
Lời bình

/

Xác thực